Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn, từ đó đề xuất xác định nồng độ cồn cao hoặc nghiêm trọng trong máu, khí thở tài xế.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng cần xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn mức cao dù chưa gây hậu quả. Trước đó, tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp Bộ Y tế tổ chức sáng 29/1, TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đánh giá mức xử phạt hành chính đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn đã tương đối cao, có tính răn đe tốt.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định người có nồng độ cồn ở mức 3 (trên 0,4 mg/lít khí thở hoặc quá 80 mg/100 ml máu) dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt. "Ví dụ người uống 5 cốc bia hay 30 cốc bia đều có thể bị phạt ở mức như nhau. Điều này chưa hoàn toàn phù hợp nguyên tắc cơ bản trong xử phạt hành chính, đó là phạt tương xứng mức độ vi phạm", ông Minh nói.
Do vậy, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề xuất nếu vi phạm nồng độ cồn vượt mức 3 vẫn nên phân tách thành các mức phạt hành chính cao hơn. Tài xế vi phạm nồng độ cồn đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến mất hoàn toàn kiểm soát, có thể gây tai nạn giao thông thảm khốc thì cần xử lý hình sự.
"Đây chính là trường hợp được đề cập trong khoản 4, điều 260 Bộ luật Hình sự, và hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự kể cả khi chưa gây hậu quả", ông Minh dẫn chứng. Theo Bộ luật này, vi phạm giao thông có khả năng dẫn đến hậu quả như làm 3 người chết trở lên, gây thiệt hại tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên... nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể bị phạt tù đến một năm.
Tuy nhiên, để có đủ căn cứ xử lý hình sự, cơ quan chuyên môn, đặc biệt là ngành y tế cần có văn bản quy định vi phạm nồng độ cồn ở mức độ nào là đặc biệt nghiêm trọng khiến tài xế mất kiểm soát hoàn toàn và bị xử lý theo khoản 4, điều 260 Bộ luật Hình sự. Từ đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể ban hành hướng dẫn cơ quan chức năng thực hiện quy định của bộ luật. Hiện, các văn bản chỉ quy định ba ngưỡng nồng độ cồn để xử phạt, chưa phân rõ thành các mức độ cụ thể trong đó có mức nghiêm trọng (dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng) như đề xuất trên.
Đây là lý do hôm 3/2, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các chuyên gia, đơn vị gửi các đề xuất nội dung quy định về nơi này trước 20/2. Việc đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông...
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, cho biết "rất ủng hộ việc xử lý vi phạm hành chính khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn, đặc biệt, khi gây tai nạn sẽ xử lý hình sự". Tuy nhiên, khi đưa ra các quy định pháp luật mới cần tham khảo các nước trên thế giới để phù hợp, hài hòa, ông Khoa nói.
Tuy nhiên, hiện nhiều chuyên gia cho rằng đề xuất "xử lý hình sự tài xế vi phạm nồng độ cồn ngay cả khi chưa gây hậu quả" khó đảm bảo cơ sở pháp lý và không khả thi. Họ cho rằng đề xuất này đã được tính đến khi các cơ quan xây dựng pháp luật hình sự. Bộ luật Hình sự đã bổ sung điều khoản tăng nặng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn gây tai nạn.
Trong thực tế cơ quan chức năng vẫn phải dựa vào mức độ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản để xem xét yếu tố cấu thành tội phạm, làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn chưa gây hậu quả hình sự thì không nên xử lý theo đề xuất trên, có thể tính đến việc tăng nặng mức độ xử phạt hành chính trước.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cần nghiên cứu kỹ, đánh giá tổng thể thực trạng vi phạm pháp luật an toàn giao thông, nhất là nồng độ cồn, xem đây có phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cũng cho rằng hiện nay chưa có cơ sở khoa học vững chắc khẳng định một mức nồng độ cồn cụ thể có thể khiến người điều khiển xe gây tai nạn. Trong khi đó, luật hóa nội dung này phải dựa trên cơ sở pháp lý rõ ràng để đảm bảo khả thi.
Pháp luật hiện hành quy định tương đối chặt chẽ về xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn cả về hành chính và hình sự. Đa phần lái xe bị xử lý hình sự đều gây ra hậu quả và có đủ căn cứ xác minh tội danh theo quy định.
Hiện, nghị định 100/2019 quy định ba ngưỡng nồng độ cồn, tương ứng với ba mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy, ôtô, như sau:
Với xe máy, mức thấp nhất chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa quá 0,25 mg/lít khí thở thì người điều khiển bị phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng.
Mức cao nhất vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở thì người điều khiển bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Với ôtô, mức thấp nhất chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa quá 0,25 mg/lít khí thở thì tài xế bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng.
Mức cao nhất vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở thì tài xế bị phạt 30-40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Lê Nga
Lễ hội Khinh khí cầu năm 2023 tại Cần Thơ góp phần kích cầu du lịch vùng Tây Đô, khẳng định vị thế một thành phố trẻ trung, năng động luôn chủ động vươn mình nắm bắt xu hướng hiện đại.
Trưa 9/9, chị Trần Thị Dự gọi cho mẹ, thấy bà nói nước đã ngập tới mái nhà, hai đứa trẻ từ tối chưa có gì ăn, nhờ chị đăng tin lên mạng cầu cứu.
Ngày 19.3, phường Thượng Lý (quận Hồng Bàng, Hải Phòng ) tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia Đền Hạ...
Nam thanh niên 23 tuổi, bị thương thủng tim, nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sốc mất máu cấp, ngừng tim, huyết áp khó đo.
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân hiến máu từ nay đến hết Tết Nguyên đán, đặc biệt người có nhóm máu O, A để bảo đảm nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị dịp Tết.
Đang là trưởng nhóm, nhận lương 20 triệu đồng mỗi tháng và được sếp rất tín nhiệm Huỳnh Đông bất ngờ xin nghỉ việc vì một cộng sự thân thiết chuyển công ty.
Ngày 22-5, khách sạn The Shine ở Hải Phòng tổ chức phá tổ ong khiến nhiều người đi đường bị ong đốt, trong đó hai người bị đốt gần 100 vết.
Sáng 31-1, tại khuôn viên đường hoa phía bắc đầu cầu Rồng (TP Đà Nẵng), linh vật rồng được bỏ lớp che bọc bên ngoài, chính thức ra mắt.
Sự kiện Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam lần 2 tổ chức tại TP.HCM, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe.