Sáng 25.2, ông Lê Trần Sáng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, tỉnh Hà Tĩnh đang lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ để xếp hạng mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là di tích quốc gia đặc biệt.
Quần thể di tích lịch sử văn hóa Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1990, bao gồm khu mộ và tượng đài tại xã Sơn Trung; Khu nhà thờ tại thôn Bảo Thượng xã Sơn Quang (huyện Hương Sơn).
Ở khu mộ hiện có sân, vườn, mộ đá với tổng diện tích là 12.000m2; khu đón tiếp với tổng diện tích là 13.500m2. Hệ thống đường dẫn từ khu mộ lên tượng đài có diện tích gần 6.000m2, trong đó có 220 bậc tam cấp. Hệ thống phù điêu, tượng đài, sân tượng đài có tổng diện tích là 3.500m2 .
Diện tích nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông có diện tích xây dựng là 8.937m2, diện tích trồng cây ăn quả, cây thuốc 6.263m2. Nơi đây có gồm có nhà tiền đường, nhà bia, nhà hậu cung...
Cũng theo ông Sáng, Hà Tĩnh đang xây dựng kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y và đón bằng vinh danh của UNESCO đối với Hải Thượng Lãn Ông.
Thời gian qua, Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khoa học “Một số vấn đề về tiếp nhận và phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”; Triển khai số hóa dữ liệu hình ảnh về Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và các di tích liên quan; tu bổ, tôn tạo quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp của Đại danh y trong khối ngành y tế; tổ chức cuộc thi tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trong các trường học; tổ chức các hoạt động lễ hội và lễ giỗ Hải Thượng Lãn Ông.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh 12.11.1724 tại làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Năm 26 tuổi, ông từ bỏ chốn quan trường về quê ngoại phụng dưỡng mẹ già ở làng Bàu Thượng, xã Tịnh Diệm, nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Hơn 40 năm náu thân ở chốn “thâm sơn cùng cốc”, ông miệt mài tìm kiếm, khảo cứu, ươm trồng các loại cây thuốc bản địa, làm thơ, dạy học, viết sách, chữa bệnh cứu người. Ông mất năm 1791, để lại cho đời một tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật. Mộ ông được táng tại chân núi Minh Tự, bên sông Ngàn Phố.
Tại phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 diễn ra ngày 21.11.2023 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024 - 2025”, trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác vào năm 2024.
TPHCM - Bệnh trầm cảm hiện nay, không chỉ tấn công chủ yếu ở nữ giới, mà ngay cả nam giới - ở nhiều lứa tuổi - vì nhiều áp...
Khi chú chó nhà chúng tôi bị bệnh qua đời, chồng tôi khóc vài tuần, anh cố giấu việc khóc khi đi tắm nhưng tôi biết.
Ông M Yunus nói với vợ, bà Dimyam, 64 tuổi, đi tắm ở sông sau nhà nhưng không bao giờ trở về do bị cá sấu tấn công.
Phụ nữ thông minh sẽ thể hiện bản thân, không bám dính đàn ông, biết làm nũng khi cần...
Ngôi nhà gỗ 2 tầng của bác sĩ Alexandre Yersin trên đỉnh Hòn Bà vừa được trùng tu, phục hồi, qua đó thu hút rất đông du khách vào mỗi kỳ nghỉ lễ.
Làng Bukchon Hanok nổi tiếng ở Seoul quá tải du khách, cư dân địa phương bức xúc vì tiếng ồn, rác thải, khiến chính quyền phải ra tay can thiệp.
5 năm nay, người đàn ông 43 tuổi ngứa dữ dội, uống thuốc không bớt, bác sĩ phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo từ thói quen ăn rau sống.
Hội Gióng đền Sóc (Hà Nội) sáng mùng 6 Tết không còn xảy ra tình trạng tranh cướp các lễ vật, như giò hoa tre, trầu cau... Các lễ vật...
Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn của tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều giải pháp sáng tạo, tích cực, tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trên các lĩnh vực, đặc biệt là khu vực miền núi, hải đảo.