Ông M Yunus nói với vợ, bà Dimyam, 64 tuổi, đi tắm ở sông sau nhà nhưng không bao giờ trở về do bị cá sấu tấn công.
Tuần trước, ông M Yunus, ở tỉnh Aceh, nói với vợ chuyện đi tắm ở sông Peureulak phía sau nhà họ. Sau nhiều giờ không thấy chồng trở về, bà Dimyam ra bờ sông tìm, chỉ thấy quần áo và điện thoại di động của ông M Yunus để trên bụi cỏ.
Lo sợ điều tồi tệ nhất có thể đã xảy ra, Dimyam vội vàng chạy về làng, gọi người thân và cảnh sát đến giúp. Ông Iptu Andi Ananta Grilya Utama, cảnh sát trưởng Ranto Peureulak, cho biết: "Nghi chồng chết đuối, vợ của nạn nhân còn gọi báo cho con trai đang sống ở Langsa".
Sau khi tìm kiếm dọc bờ sông xuyên đêm, lực lượng cứu hộ, cứu thương và tình nguyện viên vẫn không thấy thi thể cụ ông. Sáng 30/8, nhân viên Cơ quan Quản lý Thảm họa khu vực Đông Aceh phát hiện xác M Yunus trôi theo dòng nước, cách nơi ông để lại quần áo khoảng 1,6 km.
Người ta cho biết ông lão bị mắc vào một cành cây và toàn bộ thân trên đã biến mất. Chính quyền nhận định M Yunus bị cá sấu tấn công và ăn thịt. Thi thể được đưa về nhà để tổ chức tang lễ.
Hôm 31/8, các nông dân phát hiện xác một con cá sấu khổng lồ - nghi là thủ phạm ăn thịt M Yunus - bên bờ sông. Con vật nằm chết trong bụi rậm ở rìa một đồn điền trồng cọ. Một người dân tên Abdullah kể lại: "Chúng tôi nghĩ rằng chính con cá sấu đó đã ăn thịt Yunus nên mổ bụng nó ra nhưng không tìm thấy gì bên trong. Người dân ở các làng Bhom Lama và Paya Meuligo hiện rất lo sợ. Không ai muốn ra bờ sông như thường ngày nữa".
Indonesia là ngôi nhà của 14 loài cá sấu với nhiều loài cửa sông cực kỳ to lớn và hung dữ. Các nhà bảo tồn suy đoán cá sấu đã di chuyển sâu hơn vào đất liền, gần các ngôi làng do tình trạng đánh bắt thủy hải sản tràn lan làm giảm nguồn thức ăn tự nhiên của chúng.
Tháng trước, một phụ nữ 54 tuổi ở làng Wali trên quần đảo Maluku, Indonesia, cũng bị một con cá sấu dài gần 4 m ăn thịt.
Tùng Anh (Theo Mail)
Nhờ các chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hoá truyền thống, các giá trị văn hoá gắn với đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc được phục dựng, tổ chức thường xuyên trong cộng đồng.
Bệnh nhân nam mắc tứ chứng Fallot bẩm sinh và bệnh nhân nữ bị tăng áp phổi, được bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh thực hiện đặt stent động mạch thành công.
Tái đấu với Trung Quốc, Phần Lan chiến thắng chung kết pháo hoa Đà Nẵng với màn trình diễn ấn tượng.
Ngày 12/4, Cục Di sản văn hóa có công văn số 309/DSVH-DT gửi các sở quản lý văn hóa các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương đề nghị phối hợp, khẩn trương xác minh tính xác thực của các sắc phong hiện được rao bán ở phiên đấu giá tại Trung Quốc có nguồn gốc tại các di tích, bảo tàng và các địa điểm liên quan ở địa phương. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cũng đề nghị các địa phương thu thập và cung cấp các thông tin pháp lý về...
Biển Đông luôn 'dậy sóng', không chỉ bởi những tranh chấp chủ quyền giữa các bên, mà còn bởi sự tận diệt của con người, cùng với tác động của biến đổi khí hậu đang làm suy thoái nghiêm trọng môi trường biển nơi đây.
Tỉnh đoàn Phú Thọ vừa bàn giao công trình 'Thắp sáng đường quê' có trị giá 125 triệu đồng nhằm giúp đỡ người dân xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh tham gia giao thông an toàn hơn.
Phim Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp tiết lộ bản âm thanh gốc ‘Cuộc hội thoại cuối cùng giữa Cogny và De Castries’.
Trẻ em vùng biên giới Quảng Nam thích thú đội múa lân 'độc lạ' với đầu lân tự làm, đuôi lân được tận dụng từ chiếc áo mưa cũ, và những người múa lân là chiến sĩ biên phòng.
Theo đại biểu đến từ Hội SVVN TPHCM, để đổi mới phong trào 'Sinh viên 5 tốt', cần mở rộng không gian, phạm vi để sinh viên lựa chọn tham gia, rèn luyện, cổ vũ sinh viên tự do lựa chọn nội dung và phương thức đa dạng, hình thành hệ sinh thái hoạt động “không có biên giới”, “không có rào cản” và ghi nhận một cách đầy đủ, khách quan, thành một hệ dữ liệu thông suốt cho các cấp bộ Hội.