Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, một trong những kết quả đáng ghi nhận mà các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực tổ chức thực hiện là năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới có bước phát triển.
Ở Thái Bình, việc đầu tư, phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo được quan tâm nhằm sử dụng năng lượng sạch, gắn với bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 456 công trình điện mặt trời mái nhà xưởng, trang trại thực hiện ký hợp đồng bán điện với Công ty Điện lực Thái Bình, tổng công suất lắp đặt của các công trình đã nối lưới là 11.893,005 kWp; trong đó có 13 hệ thống điện mặt trời có công suất từ 100 - 1089 kWp.
Theo Quyết định số 1596/QĐ-BCT ngày 24/5/2016 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Thái Bình giai đoạn đến 2020 có xét đến năm 2030, tỉnh Thái Bình được quy hoạch phát triển điện gió công suất 70MW, gồm 02 giai đoạn: Giai đoạn I (2020 - 2025) quy hoạch dự án điện gió Tiền Hải công suất 40MW; giai đoạn II (2025 - 2030) quy hoạch dự án điện gió Tiền Hải công suất 30MW. Khu kinh tế Thái Bình đã quy hoạch khoảng 600 ha phát triển điện gió; đến nay đang thực hiện dự án Nhà máy điện gió Tiền Hải, Thái Bình - giai đoạn I với quy mô công suất 40MW tại khu vực biển các xã Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú huyện Tiền Hải.
Hiện tại, UBND tỉnh Thái Bình đã chấp thuận cho Tập đoàn Pondera (Hà Lan) khảo sát, nghiên cứu dự án đầu tư phát triển điện gió trên biển tại khu vực của huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy công suất khoảng 700MW, đo gió tại khu du lịch Cồn Đen, xã Thái Đô, huyện Thái Thụy để phục vụ lập dự án điện gió trên bờ; Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) nghiên cứu, khảo sát diện tích 700km2 làm cơ sở lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư đề xuất Dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Thái Bình 1 với quy mô công suất dự kiến khoảng 3.000MW gồm 03 giai đoạn, mỗi giai đoạn phát triển khoảng 1.000MW; Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình nghiên cứu khảo sát khoảng 3.162 km2 đề xuất chủ trương đầu tư dự án điện gió với công suất nhà máy điện gió dự kiến 5.000 MW...
Ảnh minh họa. |
Ngày 16/12/2023, tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong số 30 thỏa thuận, văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, ông Ngô Đông Hải - Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Nhà máy điện khí LNG cho liên danh Công ty Tokyo Gas, Công ty Điện lực Bắc Kyuden của Nhật Bản và Công ty Tập đoàn Trường Thành của Việt Nam.
Với tổng vốn đầu tư khoảng gần 2 tỷ, Dự án gồm 02 tổ máy công suất khoảng 1.500MW (mỗi tổ máy có công suất khoảng 750 MW), sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu.
Đây là công nghệ có lượng phát thải C02, NOx thấp, không phát thải S02, góp phần bảo vệ môi trường thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam, phù hợp với Nghị quyết sổ 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm. Dự án dự kiến khởi công xây dựng các hạng mục công trình của Nhà máy vào quý IV năm 2005, phấn đấu vận hành thương mại Tổ máy số 1 vào quý IV năm 2028 và vận hành thương mại Tổ máy số 2 vào quý IV năm 2009.
Ảnh minh họa. |
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023. Nhà máy điện khí LNG Thái Bình có công suất 1.500 MW thuộc danh mục dự án nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện trong giai đoạn 2021-2030. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án, Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an nhận định, thuộc danh mục "Các dự án nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện" thuộc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Dự án sau khi vận hành dự báo sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 6 -10 tỷ kWh mỗi năm, góp phần đảm bảo cung cấp điện, đặc biệt cho khu vực miền Bắc trong bối cảnh phụ tải tăng cao, gây tổn thất truyền tải, cũng như góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải ròng về "0" vào năm 2050 của Việt Nam tạỉ Hội nghị COP 26.
Ngoài kêu gọi sự chung tay của người dân để xây dựng thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế, Vingroup cũng cam kết hàng loạt chính sách đặc biệt thúc đẩy người dùng chuyển đổi xanh như: sạc miễn phí 1 năm, miễn phí để xe 2 năm, được phục vụ VIP tại tất cả các quầy lễ tân của các cơ sở dịch vụ thuộc Vingroup…
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, các bãi biển ở Đồ Sơn (TP Hải Phòng) đón khoảng 300.000 lượt khách, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2022, các cơ sở lưu trú cháy phòng nghỉ. Trong khi đó, lượng khách ra đảo Cát Bà giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.
Quy mô dân số của khu vực lập quy hoạch Khu đô thị - Công viên - Trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa dự báo đến năm 2030...
HoREA đề nghị cần đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để thấy rõ hơn vì sao tại thời điểm hiện nay chưa nên ban hành Bảng giá đất áp dụng từ 1/8/2024. HoREA trước đó đã có văn bản ngày 31/7 về việc đề nghị chưa nên ban hành bảng giá đất áp dụng từ ngày 1/8/2024, mà nên tập trung xây dựng Bảng giá đất lần đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định ...
Theo nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, những năm gần đây TPHCM có tình trạng thiếu đất cho công nghiệp công nghệ cao, kể cả với ngành cơ khí. Do đó, khả năng thu hút đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) những năm gần đây cũng chậm lại, đồng thời cũng đang thiếu một số dự án lớn để tạo điều kiện cho thành phố bứt phá.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay bắt đầu từ ngày 1/9 đến ngày 4/9/2023, ngay kỳ nghỉ lễ là khai giảng năm học mới 2023-2024 đồng loạt diễn ra trên cả nước. Do đó, EVNSPC yêu cầu các công ty điện lực đóng trên địa bàn các tỉnh/thành phía Nam phải hết sức lưu ý, quan tâm đặc biệt đến nhiệm vụ cung cấp điện cho các sự kiện nói trên. Cụ thể, EVNSPC yêu cầu các đơn vị điện lực xây dựng và thực hiện phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục nhằm...
Nga đã trở thành quốc gia bị phương Tây trừng phạt nhiều nhất sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kể từ tháng 2/2022, vượt qua cả Iran và Triều Tiên. Bất chấp áp lực, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng 4,7% trong nửa đầu năm 2024.
Liên quan chung cư mini ở ngách 236/17 (phường Khương Đình) bị nứt toác khiến 57 hộ dân phải di dời, UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) thông tin, công...
Không gian trải nghiệm của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) tại lễ hội Không tiền mặt 2024 luôn đông đúc người dân đến trải nghiệm.