Nga đã trở thành quốc gia bị phương Tây trừng phạt nhiều nhất sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kể từ tháng 2/2022, vượt qua cả Iran và Triều Tiên. Bất chấp áp lực, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng 4,7% trong nửa đầu năm 2024.
Nga sẵn sàng cho 'nhiều thập kỷ' chịu lệnh trừng phạt của phương Tây |
Nga đã sẵn sàng cho 'nhiều thập kỷ' chịu lệnh trừng phạt của phương Tây. (Nguồn: National Law Review) |
Ngày 16/8, phát biểu tại Hội thảo có tiêu đề "Các lệnh trừng phạt đối với Nga - tiến tới vô tận?”, ông Dmitry Birichevsky, người đứng đầu bộ phận hợp tác kinh tế của Bộ Ngoại giao Nga cho hay các lệnh trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt đối với Nga sẽ vẫn có hiệu lực trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi có một giải pháp hòa bình ở Ukraine.
Tin liên quan |
Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, khả năng tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, khả năng tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu |
Ông Birichevsky nói: "Đây là câu chuyện của nhiều thập kỷ tới. Bất kể diễn biến và kết quả của một giải pháp hòa bình ở Ukraine như thế nào, thì trên thực tế, đó chỉ là một cái cớ”
Hội thảo là một phần của cuộc tranh luận rộng hơn trong lĩnh vực chính trị và kinh doanh của Nga về việc liệu Moscow có nên nỗ lực để được nới lỏng các lệnh trừng phạt hay chấp nhận chúng như một thực tế lâu dài và học cách giải quyết các vấn đề liên quan trừng phạt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng, việc dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga sẽ là một trong những điều kiện để đạt được hòa bình của Moscow.
Ông Birichevsky cho biết, các lệnh trừng phạt có một số lợi ích, thúc đẩy Nga phải tái cấu trúc nền kinh tế và sản xuất nhiều hàng hóa có giá trị gia tăng hơn, các loại hàng hóa vốn trước đây thường được nhập khẩu từ các nước phương Tây.
Về kế hoạch dài hạn, ngay sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ mới (ngày 7/5), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển quốc gia của nước Nga đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2036. Trong đó, mục tiêu kinh tế hàng đầu mà Tổng thống Putin đặt ra là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế trên mức bình quân của thế giới và đạt vị trí thứ tư thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), xét theo sức mua tương đương (PPP) vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu đó, ông Putin muốn chuyển đổi kinh tế Nga sang nền kinh tế trọng cung. Theo báo Vedomosti, việc chuyển đổi sang nền kinh tế trọng cung cũng đã được Tổng thống Putin công bố lần đầu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint Petersburg vào tháng 6/2023.
Các điểm chính để chuyển sang nền kinh tế trọng cung gồm tăng khối lượng sản xuất hàng hóa, giảm tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ xuống 17%, tăng thu nhập của hộ gia đình và duy trì mức lương của người lao động không thấp hơn tỉ lệ lạm phát.
Theo Moscow, bốn điều kiện chính để hình thành nền kinh tế trọng cung là tăng năng suất lao động, tăng mức đầu tư vào kinh tế thêm 20% vào năm 2030 so với hiện tại, tăng tốc độ tăng trưởng các sản phẩm phi tài nguyên và phi năng lượng lên ít nhất 2/3 so với khối lượng xuất khẩu hiện tại, cải thiện hành lang hậu cần vận tải quốc tế đối với hàng hóa của Nga.
Ngoài ra, theo ông Dmitry Birichevsky, Moscow đang tham vấn các chiến lược với các quốc gia bị trừng phạt khác như Iran, Triều Tiên và Venezuela, nhằm mục đích tạo ra một liên minh "chống trừng phạt" quốc tế.
Rất ấn tượng với phát biểu của ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: “Cản trở hoạt động doanh nghiệp là cản trở sự phát triển”. Đó là quan điểm hoàn toàn đúng của lãnh đạo địa phương.
Tiểu thương ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) 'nhói lòng' khi phải đập bỏ những cặp lục bình có giá hàng trăm triệu đồng đã bị nước lũ cuốn vỡ, mẻ.
Tất cả văn bản chỉ đạo giải quyết cho 2 dự án thủy điện 10 năm không thi công được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đưa vào đóng dấu mật.
Hai nạn nhân xấu số được Bảo hiểm Bảo Việt chi trả tiền bồi thường là ông Hồ Tá Lực và Bà Nguyễn Thị Hội. Trước đó, vào chiều 5/4/2023, máy bay Bell 505 số đăng ký VN-8650 cất cánh từ đảo Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã gặp sự cố làm 4 hành khách và 1 phi công thiệt mạng. Trong đó, hai hành khách là ông Hồ Tá Lực và bà Nguyễn Thị Hội đã tham gia chương trình bảo hiểm Bảo Việt An Gia từ ngày 28/10/2022 của Bảo Việt Đà Nẵng, đơn...
Khu sinh hoạt cộng đồng 395m2 bị biến thành phòng tập gym, phòng làm việc của Ban quản lý, văn phòng và 1.140 m2 khu vực để xe 2 bánh bị 'hô biến' thành nơi kinh doanh dịch vụ ăn uống và tạp hóa.
Công trình “Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống giám sát vận hành trạm biến áp phân phối với chương trình quản lý mất điện (OMS) và bản đồ địa dư (GIS)” của Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) được trao giải Nhì - Giải thưởng VIFOTEC lần thứ 30 năm 2023. Việc trao giải diễn ra tối 30/5, tại Hà Nội.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3270/QĐ-UBND ngày 24/9/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025. Phạm vi lập quy hoạch có diện tích tự nhiên 920 ha, gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thị trấn Phước Bửu hiện ...
Bốn nông dân ở Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh được vinh danh nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn Kon Tum ước đạt 8.165 tỷ đồng, đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố và dẫn đầu khu vực Tây Nguyên.