Nhiều người bản địa cũng như những người tham gia chiến dịch vận động bày tỏ sự thất vọng về kết quả cuộc trưng cầu song khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy việc công nhận cộng đồng người bản địa.
Ngày 14/10, Australia đã công bố kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu ý dân về đề xuất công nhận người bản địa trong Hiến pháp, theo đó đa số người dân đã không chấp nhận đề xuất trên.
Kết quả trên được đánh giá sẽ là một bước lùi lớn trong nỗ lực hòa hợp cộng đồng người bản địa của Australia.
Với gần 90% số phiếu được kiểm, khoảng 59% cử tri tham gia trưng cầu đã lựa chọn phản đối đề xuất trong khi 41% lựa chọn ủng hộ.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Australia Anthony Albanese thừa nhận đây không phải là kết quả ông mong muốn, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tôn trọng cũng như sát cánh cùng cộng đồng người bản địa.
Trong khi đó, nhiều người bản địa cũng như những người tham gia chiến dịch vận động ủng hộ đề xuất cũng đã bày tỏ sự thất vọng về kết quả cuộc trưng cầu song khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy việc công nhận cộng đồng người bản địa.
Trong cuộc trưng cầu ý dân lần này, người Australia sẽ phải lựa chọn giữa "có" hoặc "không" với đề xuất công nhận người bản địa trong Hiến pháp năm 1901.
Đề xuất này cũng bao gồm việc thành lập một cơ quan tham vấn cho Quốc hội nhằm đánh giá các bộ luật có thể tác động tới cộng đồng người bản địa cũng như góp phần giải quyết sự bất bình đẳng sâu sắc về xã hội và kinh tế với người bản địa./.
Xung đột Nga-Ukraine ngày càng cam go, thương vong về người buộc hai bên phải phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Ngày 19-6, truyền thông Ukraine tuyên bố quân đội nước này đang tiến quân và đạt được một số thành công ở Tavria. Khu vực này ở phía nam Ukraine, nằm giữa bờ đông sông Dnipro và phía bắc bán đảo Crimea.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 9-8 cho biết quân đội Ukraine thiệt hại 1.000 binh sĩ, hơn 100 xe bọc thép trong đợt tiến công vào vùng Kursk vài ngày qua.
Ukraine khởi công xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân theo thiết kế của Mỹ tại nhà máy hạt nhân ở phía tây đất nước.
Ngày 5/8 đã xảy ra một vụ tấn công nhằm vào căn cứ quân sự Mỹ ở Iran, khiến ít nhất 5 quân nhân bị thương.
Khu trục hạm và tàu dầu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga cập cảng quốc tế Cam Ranh trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài hai ngày.
Ngày 16/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ca ngợi nỗ lực của Rwanda nhằm giảm căng thẳng với Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), trong bối cảnh nổ ra cuộc đụng độ biên giới mới khiến quan hệ hai nước láng giềng trở nên đáng lo ngại.
Bà Kamala Harris còn hơn 100 ngày trước ngày bầu cử 5-11 để thuyết phục người dân là bà có đủ khả năng đảm nhận chức vụ cao nhất của xứ cờ hoa.
Một chiếc xe chở khách đi đám cưới gặp tai nạn, lật nhào tại vùng rượu vang nổi tiếng của Úc vào khuya 11-6 khiến 10 người chết, 25 người bị thương.