Ngày 19-6, truyền thông Ukraine tuyên bố quân đội nước này đang tiến quân và đạt được một số thành công ở Tavria. Khu vực này ở phía nam Ukraine, nằm giữa bờ đông sông Dnipro và phía bắc bán đảo Crimea.
Giới chức Ukraine tuyên bố quân đội đạt được nhiều tiến triển ở mặt trận phía nam.
Theo Hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine, tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy lực lượng quân đội Ukraine tại Tavria, tuyên bố quân đội nước này đang giáng nhiều đòn mạnh mẽ vào quân Nga ở khu vực.
Trong ngày 18-6, Ukraine đã thực hiện gần 1.800 vụ pháo kích và tập kích bằng tên lửa vào vị trí quân Nga, loại khỏi vòng chiến đấu ít nhất 5 đại đội và phá hủy 88 khí tài các loại của Nga.
"Quân đội của chúng ta đang tiến quân và thành công ở hướng Tavria. Các đơn vị của chúng ta vẫn đang chủ động trên mặt trận", ông Tarnavskyi nói thêm. Hiện Nga chưa bình luận gì về thông tin của ông này.
Một quan chức địa phương do Nga bổ nhiệm ở Zaporizhzhia trước đó xác nhận quân đội Ukraine đã tái chiếm làng Piatykhatky.
"Các đợt tiến công như sóng của kẻ thù đã mang lại kết quả, bất chấp tổn thất to lớn", quan chức tên Vladimir Rogov viết trên Telegram.
Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến Piatykhatky trong bản tin cập nhật hằng ngày. Tuy nhiên, bộ này cho biết lực lượng của họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Ukraine ít nhất ba điểm dọc theo chiến tuyến.
Cũng trong ngày 19-6, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine không chỉ chiếm lại Piatykhatky mà còn tiến sâu tới 7km vào phòng tuyến của Nga trong hai tuần, tái chiếm được 113km2 đất.
"Trong hai tuần của các đợt tấn công theo hướng Berdiansk và Melitopol, tám khu định cư đã được giải phóng", bà Maliar khẳng định trên Telegram.
Theo đánh giá của tình báo quân sự Anh, kể từ khi Ukraine mở đợt phản công, cả quân đội Nga và Ukraine đều chịu thiệt hại nặng nề. Các đợt giao tranh cuối tuần qua ở Zaporizhzhia, Donetsk và xung quanh thành phố Bakhmut được xem là khốc liệt nhất.
Theo Anh, thiệt hại của Nga trong cuối tuần qua có thể là lớn nhất kể từ sau trận chiến Bakhmut. Còn theo dữ liệu ngày 19-6 của Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, giao tranh trong 24 giờ qua tập trung dọc theo chiến tuyến ở miền đông Ukraine.
Phần lớn đụng độ ở ranh giới tạm thời giữa khu vực Nga và Ukraine đang kiểm soát ở các tỉnh Donetsk, Lugansk.
ISW nhận định rằng dù đã giành được một số thành công bước đầu, các lực lượng Ukraine có thể đang tạm dừng các hoạt động phản công để đánh giá lại chiến thuật.
Người đứng đầu Trung tâm Tình báo lực lượng phòng vệ Estonia, đại tá Margo Grosberg, từng nêu dự báo này vào ngày 16-6. Estonia là một thành viên của NATO và từng cung cấp một số nhận định chính xác về xung đột Nga - Ukraine.
Theo ông Grosberg, các đợt tấn công lớn sẽ không diễn ra trong tuần này khi bộ chỉ huy quân đội Ukraine xem xét lại chiến thuật. Nhận định này giống với những quan sát gần đây của ISW về quy mô và cách tiếp cận các cuộc phản công cục bộ của Ukraine ở miền nam và miền đông Ukraine.
Theo ISW, Ukraine vẫn chưa đưa phần lớn các lực lượng sẵn có của mình vào chiến dịch phản công. Tạm dừng hoạt động là một đặc điểm chung của các chiến dịch quân sự lớn. Điều này đồng nghĩa giai đoạn sắp tới sẽ còn khốc liệt và đẫm máu hơn hiện nay.
Tuy nhiên, chưa ai biết Ukraine sẽ phản công theo hướng nào là chính. Một số chuyên gia tin rằng Kiev sẽ tập trung vào khu vực Tavria. Mục tiêu là chia cắt dải đất nối liền lãnh thổ chính của Nga, các khu vực Nga đang kiểm soát ở miền đông Ukraine với bán đảo Crimea.
Song cũng có ý kiến phản bác cho rằng hướng tiến quân này có nhiều rủi ro vì sẽ đặt quân đội Ukraine vào thế gọng kìm, khi cả phía đông bắc và tây nam đều có quân Nga.
Chính quyền Ukraine đã áp lệnh cấm phát tán các thông tin về hoạt động quân sự của nước này để giữ bí mật. Điều này càng khiến sự mơ hồ về hướng tấn công sắp tới của Kiev ngày càng tăng.
Ngày 19-6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ tiếp tục trao đổi với một nhóm nước châu Phi về kế hoạch hòa bình Nga - Ukraine.
Theo ông này, các cuộc đàm phán với phái đoàn châu Phi vẫn sẽ tiếp tục vì một số đề xuất của họ về lý thuyết có thể thực hiện được. Mặc dù vậy, ông này không cho biết những đề xuất khả thi là gì.
"Nói chung, cuộc đối thoại với châu Phi sẽ tiếp tục", ông Peskov nói. Cuối tuần trước, đại diện nhóm bảy nước châu Phi đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và đưa ra một kế hoạch hòa bình 10 điểm. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga sau đó đã bác bỏ gần hết các đề xuất này.
Bạo lực liên tiếp giữa quân đội Israel và người dân Palestine ở Bờ Tây đã khiến 29 người Israel và 174 người Palestine thiệt mạng kể từ đầu năm nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết nước này kiểm soát thêm 403 km2 lãnh thổ và tiếp tục đẩy lùi lực lượng Ukraine về phía tây.
Thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah là nhân vật trái chiều cả trong và ngoài Lebanon sau 32 năm chèo lái tổ chức này.
Bắc Kinh kiên quyết phản đối và kêu gọi Mỹ hủy kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan.
Heinrich XIII, người tự xưng là Hoàng tử nhà Reuss, bị xét xử với âm mưu tập hợp lực lượng dùng bạo lực lật đổ chính phủ, khôi phục Đế chế Đức.
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.
Hội nghị với chủ đề ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở châu Phi bắt đầu hôm 31/1 tại thành phố Marrakech, miền Nam Morocco.
Máy bay thả viện trợ xuống phía bắc Dải Gaza, nhưng một thùng hàng lao xuống nóc nhà do dù hãm không mở và làm 5 người thiệt mạng.
Moldova trục xuất nhân viên ngoại giao Nga, Ukraine không muốn Trung Quốc làm trung gian hòa giải, Hà Lan chuyển F-16 cho Ukraine, Cảnh sát Venezuela “bao vây” Đại sứ quán Argentina, HĐBA họp khẩn vì căng thẳng leo thang ở Trung Đông… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.