Gấu lợn dường như không để tâm tới những con hổ phục kích nhưng khi bị tấn công, nó thường chiến đấu tốt hơn kẻ thù.
Ở Bắc Mỹ, những con gấu trưởng thành hiếm khi buộc phải chiến đấu với động vật ăn thịt để bảo toàn mạng sống. Nhưng tình hình khác hẳn với gấu lợn ở tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng thường đối đầu trực diện với loài vật nằm trong số động vật ăn thịt dũng mãnh nhất là hổ. Dù loài mèo lớn rất đáng gờm, gấu lợn to bằng một con gấu đen nhỏ không phải con mồi dễ săn của chúng. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Ecology and Evolution tháng 7, một nhóm chuyên gia phát hiện hổ trong các vườn quốc gia Ấn Độ dễ dàng phục kích gấu lợn. Con gấu dường như không ý thức được bản thân có nguy cơ trở thành bữa ăn của hổ. Nhưng ngay khi hổ tấn công, gấu lợn thường thành công khiến kẻ thù buộc phải rút lui.
Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện mới có thể giúp cung cấp thông tin cho biện pháp giảm bớt xung đột giữa người và gấu lợn, loài vật thuộc nhóm dễ tổn thương. Bản thân gấu lợn không phải động vật săn mồi. Chúng sống chủ yếu dựa vào mối, kiến và trái cây. Nhưng chúng có tiếng hung dữ đối với người dân chia sẻ cùng môi trường sống. Nhiều báo cáo chỉ ra chúng thậm chí chịu trách nhiệm gây ra nhiều vụ tấn công người hơn bất kỳ động vật ăn thịt lớn nào trên thế giới.
Thomas Sharp, nhà sinh thái học động vật hoang dã ở Wildlife SOS, tổ chức bảo tồn động vật ở Ấn Độ kiêm tác giả nghiên cứu, hỏi người dân địa phương tại sao gấu lười lại hung dữ như vậy từ khi ông bắt đầu nghiên cứu chúng cách đây 20 năm. "Câu trả lời tôi luôn nhận được từ mọi người là chúng chiến đấu với hổ", Sharp nói. Vì vậy, ông làm việc với cộng sự nhằm hiểu rõ hơn tương tác giữa gấu lười và hổ. Họ xem xét 40 video và 3 bộ ảnh từ những người đi safari trong vườn quốc gia Ấn Độ ghi lại cảnh hổ tìm kiếm gấu lợn để ăn thịt.
Gấu lợn dành nhiều thời gian đào bới và cúi thấp đầu tìm côn trùng. Chúng phát ra nhiều tiếng ồn và không có tính cảnh giác cao, Sharp nói. Hổ lại là động vật nổi tiếng lén lút. Sự kết hợp này có nghĩa những con gấu dễ bị phục kích hơn. Các du khách chứng kiến hổ thường tới rất gần trước khi gấu lợn nhận ra chúng gặp nguy hiểm, trong vòng 3 mét. Nhưng khi ý thức được mối đe dọa, gấu lợn sẵn sàng chiến đấu. Chúng dựng đứng trên hai chân sau và đập mạnh hoặc rượt đuổi hổ. Chúng cũng phát ra tiếng gầm gừ giống chó sủa. Chiến thuật hung hãn này rất hiệu quả. Khoảng 86% gấu lợn trốn thoát mà không bị thương.
Trong một video ưa thích của Sharp, con hổ lẻn tới đủ gần để tấn công vào lưng gấu lợn. Khi con gấu quay lại, con hổ né ra xa với đôi tai cụp lại trông giống một con mèo nhà nhút nhát hơn là động vật săn mồi dũng mãnh. Dù gấu lợn có thể không thích chiến đấu, nó và hổ sống giữa khoảng rừng trống, khiến việc chạy trốn và ẩn nấp trở nên khó khăn.
Các vụ tấn công nhằm vào con người thường xảy ra khi gấu lười bị hoảng sợ ở khoảng cách gần, tương tự với loài hổ trong nghiên cứu. Gấu lợn cũng thường đứng thẳng, tát mạnh và rượt đuổi theo cách tương tự. Theo Sharp, có thể gấu lợn trở nên căm ghét đòn tấn công bất ngờ từ hổ hay động vật săn mồi khác trong quá khứ. Sharp cho biết ông sẽ tiếp tục thu thập video mới về tương tác giữa gấu lợn và hổ mỗi năm.
An Khang (Theo New York Times)
TP.Hội An là địa phương đầu tiên trên cả nước thí điểm quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân.
Một chủ xe dán giấy nhắn lên cửa kính ô tô với hi vọng có thể ngăn chặn kẻ trộm xe và tránh mắc thêm nợ nần.
Từng chê bai bitcoin không phải là tiền, nay ông Trump lại tuyên bố bitcoin và tiền ảo sẽ trỗi dậy chưa từng thấy nếu ông tái đắc cử.
Ngày 1-12, UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương chính thức đưa Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) vào vận hành.
Hàng chục xác ướp lửa tồn tại từ 150 - 200 năm trước ở Kabayan có thể bị phá hủy bởi biến đổi khí hậu và tác động của con người.
Chất nhầy màu đen bí ẩn khiến 1.800 người mất mạng chỉ trong 5 năm đầu tiên sau khi nó xuất hiện trên một đoạn đường cao tốc gần Caracas.
Một con trăn gấm quý hiếm đã được một ngư dân ở thị trấn Cửa Việt phát hiện mắc lưới. Trăn gấm có tên khoa học là Python reticulatus, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
John A. Larson trình làng máy phát hiện nói dối vào năm 1921, nhưng bản thân ông cũng không tin tưởng vào độ chính xác của nó.
Trên không gian mạng, cần tuân thủ quy tắc ứng xử chung gồm: Tuân thủ - lành mạnh - an toàn - trách nhiệm.