Chất nhầy màu đen bí ẩn khiến 1.800 người mất mạng chỉ trong 5 năm đầu tiên sau khi nó xuất hiện trên một đoạn đường cao tốc gần Caracas.
Năm 1986 tại Venezuela, một chất nhầy kỳ lạ trông như nọc độc rỉ ra từ đường cao tốc đông xe cộ nối sân bay quốc tế Simón Bolívar với thủ đô Caracas. Nhanh chóng không kém lúc xuất hiện, chất nhầy bí ẩn tên La Mancha Negra (điểm đen) bắt đầu lan rộng, biến đường cao tốc thành bẫy tử thần đối với tài xế, theo IFL Science.
Chất nhầy màu đen xuất hiện lần đầu tiên trên đoạn đường nhựa dài 46 m ở đường cao tốc và tiếp tục mở rộng cho tới khi bao phủ 13 km với độ dày 2,5 cm ở một số chỗ. Đen như hắc ín, chất nhầy có độ đặc quánh như kẹo cao su. Trong 5 năm đầu tiên sau khi xuất hiện, La Mancha Negra đã cướp đi mạng sống của 1.800 người tìm cách đi qua con đường bị nó "nuốt chửng".
Dù biến mất trong thời gian ngắn mà không có lý do vào thập niên 90, La Mancha Negra xuất hiện trở lại vào năm 2001 và vẫn bí ẩn như vậy. Cho tới nay, đây vẫn là một bí ẩn kéo theo nhiều thuyết âm mưu. Một giả thuyết là chất nhầy được tạo ra bởi một mẻ nhựa đường chất lượng kém, giúp lý giải hình dáng giống hắc ín của nó. Nhựa đường chứa hắc ín, chất cực dính khi nung nóng. Giống như hắc ín, một trong những đặc điểm quan trọng của La Mancha Negra là phản ứng với thời tiết, giãn nở khi trời nóng và mưa nhiều, co lại khi nhiệt độ và độ ẩm giảm.
Một giả thuyết khác cho rằng chất nhầy là kết quả từ mỏ dầu thô tự nhiên ở gần đó. Thành phố Caracas nằm gần vành đai Orinoco, sử dụng đường ống vận chuyển dầu nặng tới Caracas và nhiều thành phố Venezuela khác. Tuy nhiên, Ramanan Krishnamoorti, giáo sư kỹ thuật hóa học và xăng dầu ở Đại học Houston, cho biết "thông thường, hiện tượng rò rỉ từ mỏ gần mặt đất cần nằm ở điểm lỗi và ít có khả năng lan rộng qua đoạn đường dài 13 km như vậy. Ngoài ra, dầu nặng thường lắng xuống và không rỉ lên mặt đất".
Reinaldo Gonzalez, giảng viên tại khoa kỹ thuật xăng dầu thuộc Đại học Houston, người từng ở Venezuela trong sự kiện năm 1986, cho rằng cách giải thích khả thi đơn giản nhất là các giai đoạn rải nhựa đường đã xử lý bị tách riêng, một trong số đó "nổi" lên bề mặt, tạo ra vệt đen hơi nhớp trên đường.
Theo giả thuyết khác, nước cống thô từ các khu ổ chuột lân cận là nguyên nhân phía sau, khiến nhựa đường phân hủy hóa học khi chảy theo đường dốc bên dưới đường. Vài người khác cho rằng đó là cao su cháy từ lốp xe hoặc dầu chảy ra từ động cơ xe. Một giả thuyết hàng đầu suy đoán nhựa đường bị lỗi là kết quả từ sự yếu kém trong quản lý ngân sách của chính phủ, cắt xén tiền thông qua sử dụng vật liệu kém chuẩn trong sửa chữa và bảo trì đường. Thậm chí, có suy đoán cả chính phủ và công ty tư nhân tạo ra lợi nhuận lớn bằng cách nhiều lần tiến hành sửa chữa đường và các nỗ lực thu dọn kéo dài.
Năm 2001, khi chất nhầy xuất hiện lần hai, thị trưởng Caracas là Freddy Bernal tuyên bố từng thuê người ném những túi chứa dầu đã qua sử dụng lên đường cao tốc vào ban đêm nhằm làm lu mờ thanh danh của ông. Dù mẫu vật chứa 60% dầu phanh và 40% dầu đã qua sử dụng, chứng tỏ chất này được tạo ra có chủ đích, tuyên bố của Bernal không có gì chứng minh và không thể giải thích lần rò rỉ đầu tiên của chất nhầy.
Dù vậy, chính phủ Venezuela đã chi hàng triệu USD để tìm hiểu thành phần chất nhầy. Nhưng dù thuê các chuyên gia đến từ Mỹ, Canada và châu Âu, kiểm tra hóa chất không thể xác minh có gì bên trong chất nhầy. Nhà chức trách cũng nhiều lần nỗ lực tìm cách rửa sạch nó bằng nước, không khí và cạo hợp chất dấp dính khỏi mặt đường, nhưng mọi cố gắng đều thất bại. Chất nhầy dường như lại lan rộng. Thậm chí, họ cố gắng làm khô nó bằng cách đổ đá vôi nghiền nhỏ lên đường. Dù vậy, cách này chỉ tạo ra thêm vấn đề do bụi từ đá vôi ảnh hưởng tới chất lượng không khí và tầm nhìn trong khu vực.
Xe cộ trở nên ùn tắc trở nên phổ biến trên đường cao tốc đông đúc. Những biển cảnh báo đỏ được dựng lên nhằm nhắc nhở lái xe giảm tốc độ. Cư dân và tài xế taxi ở địa phương sẽ tránh lái xe trên đường cao tốc. Khu vực bị chặn 4 đêm một tuần để công nhân tạm thời tu sửa mặt đường.
Bất chấp chi tiết chính xác về chất nhầy vẫn gây tranh cãi, nó gây hỗn loạn thực sự ở Venezuela trong nhiều năm trước khi biến mất đột ngột không lời giải thích vào thập niên 90. Giới nghiên cứu vẫn chưa biết điều gì ngăn chặn La Mancha Negra. Họ suy đoán những vụ sạt lở lớn năm 1999 thúc đẩy xây dựng đường sá mới có thể là một phần lý do. Tuy nhiên, chúng không thể chặn đứng La Mancha Negra bởi nó tái xuất hiện năm 2001. Báo cáo về tình trạng hiện nay của La Mancha Negra cho biết nó dừng lại vào đầu những năm 2000.
An Khang (Theo IFL Science)
Năm 2011, tại Thái Châu, Giang Tô, Trung Quốc, nhóm công nhân đang đào bới để chuẩn bị mở rộng con đường. Họ đang đào sâu dưới bề mặt thì va phải vật thể rất cứng. Khi thứ đó lộ ra, họ nhận ra đó là quan tài lớn. Nhóm công nhân lập tức liên hệ với nhóm các nhà khảo cổ học từ Bảo tàng Thái Châu. Sau khi kiểm tra, các nhà khảo cổ xác định đây là chiếc quan tài ba lớp. Khi mở một quan tài, nhà khảo cổ nhìn thấy nhiều lớp lụa và khăn phủ bên trên,...
Khu vực rò rỉ nằm ở phần cuối phía sau mô-đun của Nga trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), nơi tàu Progress vừa cập bến.
Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đang phát triển công nghệ theo dõi chuyển động mắt đầu tiên tại Việt Nam có khả năng hỗ trợ sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp cho trẻ em mắc chứng khó đọc (Dyslexia).
Dự án truyền tải năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới vừa nhận được sự phê duyệt quan trọng từ chính quyền Lãnh thổ Bắc Australia.
Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang.
Một nghiên cứu mới cho thấy vụ phun trào núi lửa Tonga có thể gây ra thời tiết bất thường trong suốt thập kỷ này.
Hàng tấn ngao tím dạt chất đống vào bờ biển Cửa Lò, Nghệ An. Người dân mang bao tải, rổ đổ xô đi nhặt 'lộc biển'.
Văn hóa 'gia đình' của Google biến mất sau những đợt cắt giảm nghìn nhân viên, khiến những người ở lại bất mãn, phản đối.
Một bức ảnh tuyệt đẹp về loài thực vật ký sinh đặc biệt, Thismia thaithongiana, đã giành giải vàng ở hạng mục Thực vật và Nấm của Giải thưởng Nhiếp ảnh Thiên nhiên Thế giới 2024. Vì sao loài thực vật này lại có hình dáng kỳ lạ vậy?