Vào tháng 5, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (UPCoM: CC1) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 theo hình thức trực tuyến với chủ đề “Tư duy hiệu quả - Hành động kỷ luật”.
Tổng kết năm 2023, Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1) đã liên tục trúng thầu nhiều dự án quy mô lớn, đặc biệt là hai dự án trọng điểm quốc gia: Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Giai đoạn 1).
Cũng trong năm qua, CC1 cũng đã trúng thầu hàng loạt dự án lớn khác như dự án Quảng trường Trung tâm thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông); Nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông; Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ (TP.HCM); Dự án đầu tư xây dựng Cầu Đại Ngãi qua địa bàn các tỉnh Cần Thơ – Sóc Trăng; Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II và loạt gói thầu Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 qua TP. Thủ Đức và TP. HCM…
Về kết quả kinh doanh, kết thúc năm 2023, CC1 ghi nhận doanh thu 5.619,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 245,95 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, sau 3 năm liên tiếp ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm, năm 2023, CC1 đã ghi nhận dương 3.006,45 tỷ đồng, vượt xa mức âm 1.233,9 tỷ đồng cùng kỳ. Đây là giá trị dòng tiền dương kỷ lục từ khi niêm yết trên sàn UPCoM năm 2017.
Về quy mô tài sản, tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của CC1 là 14.966,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 5.852,8 tỷ đồng (chiếm 39,1% tổng tài sản); tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 2.853,1 tỷ đồng (chiếm 19,1% tổng tài sản); tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 2.641,4 tỷ đồng (chiếm 17,6% tổng tài sản); các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 1.216 tỷ đồng (chiếm 8,1% tổng tài sản) và các khoản mục khác.
Cấu trúc tài sản của CC1 trong năm 2023 có nhiều biến động đáng chú ý như: Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh 54,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.008,7 tỷ đồng, đạt 2.853,1 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 19,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.448,1 tỷ đồng, về 5.852,8 tỷ đồng. Tồn kho giảm 9,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 91,5 tỷ đồng, về 914,9 tỷ đồng.
Chỉ báo nguồn vốn quan trọng là người mua trả tiền trước ngắn hạn tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng 67,7% so với đầu năm, tương đương tăng thêm 1.122,6 tỷ đồng, đạt mức 2.780,3 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023.
Cũng tại thời điểm 31/12/2023, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của CC1 giảm 36,6% so với đầu năm, tương ứng giảm 2.479,5 tỷ đồng, về 4.288,6 tỷ đồng và chiếm 28,7% tổng nguồn vốn (đầu năm ghi nhận tổng nợ vay là 6.768,1 tỷ đồng, chiếm 43,4% tổng nguồn vốn).
Đại diện CC1 cho biết, trong năm 2023, công ty đã giảm dư nợ trái phiếu từ 2.639,5 tỷ đồng, về 0 đồng và chính thức không còn dư nợ trái phiếu.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Tổng công ty Xây dựng số 1 đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 11.600 tỷ đồng, tăng 107% và lãi trước thuế 590 tỷ đồng, tăng 95% so với thực hiện năm trước. Kế hoạch này được đánh giá là “tham vọng” khi doanh thu hằng năm của công ty chỉ rơi vào khoảng 6.000 tỷ đồng và lợi nhuận 300 tỷ đồng.
Kết thúc quý 1/2024, doanh thu thuần của CC1 đạt 1.395 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu doanh thu cho thấy sự tăng trưởng diễn ra ở tất cả mảng kinh doanh của công ty, bao gồm: xây lắp (665 tỷ đồng, tăng 2,4 lần), bán hàng hóa (661 tỷ đồng, tăng 2,9 lần), bán thành phẩm (24 tỷ đồng, tăng 4,9 lần), cung cấp dịch vụ (44 tỷ đồng, tăng 5%)
Nhờ đó, lợi nhuận gộp tăng 47% so với cùng kỳ, đạt 79 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận gộp đạt 5,7%.
Mặc dù CC1 đã tiết giảm 43% chi phí tài chính và 5% chi phí quản lý trong quý này, nhưng do không còn được hỗ trợ bởi doanh thu tài chính lớn như năm trước (chỉ đạt 13 tỷ đồng, giảm 81%, do không còn lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư), CC1 chỉ có thể kết thúc quý 1/2024 với khoản lãi trước thuế 11,3 tỷ đồng, tăng 1,3% và lãi sau thuế 8,8 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của CC1 giảm 0,4% xuống còn 14.881 tỷ đồng so với đầu năm. Đáng chú ý, các khoản phải thu tăng 3,5% trong quý I, đạt 7.351 tỷ đồng và chiếm 49,4% tổng tài sản. Tuy nhiên, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là 158 tỷ đồng.
Hàng tồn kho cũng tăng 39% lên 1.294 tỷ đồng, chiếm 8,7% tài sản, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các dự án: Tropicana Nha Trang (145 tỷ đồng), bệnh viện đa khoa Bình Dương (127 tỷ đồng), nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (59 tỷ đồng)…
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 1,5% lên đạt 2.625 tỷ đồng, chiếm 17,6% tài sản, phần lớn nằm tại dự án đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình (2.053 tỷ đồng), khu dân cư Hạnh Phúc (550 tỷ đồng)…
Về nguồn vốn, nợ phải trả của CC1 đạt 10.625 tỷ đồng, giảm 0,7% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay đạt 4.244 tỷ đồng, tăng 1%. Vốn chủ sở hữu của CC1 đạt 4.256 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,49 lần.
Tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên 2022 và 2023, kế hoạch chuyển giao dịch cổ phiếu từ UPCoM lên niêm yết HoSE đã được thông qua. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô không thuận lợi và thị trường chứng khoán biến động khó lường, HĐQT đã chủ động hoãn kế hoạch này.
Việc hoãn chuyển sàn nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông. Ngoài ra, doanh nghiệp đang tập trung vào việc triển khai các dự án lớn đã trúng thầu, do vậy việc nộp hồ sơ chuyển sàn trong năm 2023 chưa phải là thời điểm thích hợp.
Mặc dù năm 2024 được dự đoán là một năm đầy triển vọng với nhiều chính sách hỗ trợ tăng trưởng từ Chính phủ, bao gồm thúc đẩy đầu tư công, kích thích tiêu dùng trong nước, giảm thuế, tăng lương, cũng như sự hoàn thiện hệ thống luật pháp (Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Nhà ở…) và nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán lên mới nổi vào năm 2025, song ban lãnh đạo tổng công ty vẫn thận trọng cho rằng thị trường chứng khoán chỉ có thể dần hồi phục vào nửa cuối năm. CC1 tin tưởng rằng việc chuyển sàn năm nay sẽ mở ra nhiều cơ hội và triển vọng tích cực cho doanh nghiệp.
Tại ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT CC1 cũng đã trình kế hoạch chào bán riêng lẻ 230 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn, tuy nhiên do thị trường không thuận lợi, kế hoạch này chưa được thực hiện. Năm nay, doanh nghiệp tiếp tục trình kế hoạch phát hành 232 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 5.907 tỷ đồng. Kế hoạch này bao gồm 32,2 triệu cổ phiếu trả cổ tức (tỷ lệ 9%) và 230 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ.
Cổ phiếu riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm, giá chào bán bằng giá tham chiếu bình quân của 20 phiên liền trước ngày HĐQT ra Nghị quyết về phê duyệt giá phát hành.
Năm 2023, tổng công ty đã tất toán thành công khoản nợ trái phiếu trị giá 2.650 tỷ đồng, giúp giảm tổng nợ vay từ 6.768 tỷ đồng xuống còn 4.288 tỷ đồng. Việc này mang lại nhiều lợi ích cho công ty, bao gồm tiết kiệm chi phí lãi suất trong tương lai và giảm gánh nặng tài chính do lãi suất và phí của trái phiếu cao hơn so với lãi suất vay ngân hàng.
Trên thị trường chứng khoán ngày 28/6, giá đóng cửa của cổ phiếu CC1 là 14.300 đồng/cp, tăng nhẹ 0,7% so với phiên trước. Khối lượng giao dịch khớp lệnh 9,290 đơn vị.
Vừa qua, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Tháp đã ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP (mã chứng khoán: CC1).
Theo đó, CC1 đã vi phạm hành chính do khai thác khoáng sản (cát lòng sông) tại thủy phận thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp không đúng một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định (khai thác khoáng sản vượt độ sâu cho phép).
Tổng Công ty Xây dựng số 1 đã bị nhà chức trách xử phạt 70 triệu đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này không bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và không phải khắc phục hậu quả.
Liên quan đến lĩnh vực môi trường, vào tháng 11/2023, CC1 đã từng nhận án phạt 307 triệu đồng từ UBND tỉnh Phú Yên vì khai thác cát lòng sông phục vụ dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong không đúng quy định.
Cụ thể, CC1 đã vi phạm 4 lỗi: khai thác cát dưới lòng sông Đà Rằng vượt ranh giới cho phép trên bề mặt từ 100-200m; sử dụng thiết bị khai thác vượt số lượng cho phép; không có giám đốc điều hành mỏ cát; để mất mốc giới các điểm khép góc khu vực được phép khai thác cát.
Hành vi sai phạm của Tổng Công ty Xây dựng số 1 được phát hiện bởi Tổ kiểm tra liên ngành tỉnh Phú Yên phối hợp với Công an huyện Phú Hòa và UBND xã Hòa An trong một cuộc kiểm tra đột xuất tại mỏ cát sông Đà Rằng thuộc khu vực ranh giới hai xã Hòa An và Hòa Thắng, huyện Phú Hòa.
Được biết, thời điểm tháng 6/2023, UBND tỉnh Phú Yên đã cấp bản xác nhận cho Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP về việc khai thác cát tại mỏ cát sông Đà Rằng (xã Hòa An và xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa).
Bản xác nhận này quy định khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch và các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho dự án thành phần Chí Thạnh - Vân Phong thuộc dự án xây dựng công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Trong quá trình khai thác cát, CC1 đã có hành vi vi phạm dẫn đến việc bị xử lý hành chính theo quy định pháp luật. Doanh nghiệp cũng buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm: cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác vi phạm; đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép về trạng thái an toàn; chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc do Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh thực hiện với số tiền hơn 3,4 triệu đồng.
Được giao đất từ năm 2001, 22 năm qua, khoảng 600m đường Lương Định Của từ ngã ba Nguyễn Hoàng đến nút giao An Phú (TP Thủ Đức, TP.HCM) vẫn chưa thể mở rộng. 'Nút cổ chai' ngay vị trí cửa ngõ này là nỗi ám ảnh của người dân.
Trước tình trạng cá nuôi lồng bè và nhuyễn thể chết rải rác ở xã đảo Hòn Tre, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang yêu cầu huyện đảo này theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình.
Ông Scott James, Tổng lãnh sự New Zealand, khẳng định chuỗi 700 siêu thị Con Cưng có vai trò chiến lược, đưa sản phẩm sạch, dinh dưỡng đến người Việt.
Tỉnh Bình Định hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất liên quan việc 2 chị em ruột cùng đấu giá một lô đất.
Đất phố cổ 'tấc đất tấc vàng', thế nên dù đã có Đề án giãn dân phố cổ của Hà Nội nhưng 15 năm qua dự án vẫn đang dở...
Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký Quyết định số 497/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán chi phí lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 đô thị Lý Sơn. Theo đó, quy mô diện tích lập quy hoạch phân khu đô thị Lý Sơn khoảng 1.492 ha. Trong đó phần diện tích hiện trạng đảo Lý Sơn khoảng 1.039,8...
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo – Hậu Giang 2023 mở ra một cơ hội để Việt Nam giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản xuất cũng như chất lượng hạt gạo quê hương; là cơ hội để Việt Nam đưa ra thông điệp tới thế giới về một quốc gia có trách nhiệm với nền lương thực, thực phẩm toàn cầu. Sự kiện tạo đà thúc đẩy cho thương mại lúa gạo Việt Nam đi xa hơn nữa.
Long An - 40 căn nhà ở liền kề xây dựng vượt gấp đôi mật độ quy định, không hệ thống phòng cháy, chữa cháy, thực hiện chuyển nhượng bán...
Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyansky phát biểu rằng, Moscow hoài nghi về việc Đức, Đan Mạch và Thụy Điển đang tiến hành điều tra về các vụ tấn công phá hoại Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).