Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định ngưỡng nồng độ cồn vi phạm. Trong khi đó, Nghị định 100 vẫn xử phạt trường hợp dưới ngưỡng. Vậy điều này có vênh trong luật hay không?
Nhiều người thắc mắc, khoản 8 Điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể là “Điều khiển xe môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.
Trong khi đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt lại quy định phạt đối với người người lái xe thực hiện hành vi vi phạm “Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở”.
Vậy, Nghị định 100/2019/NĐ có trái với quy định của Luật không?
Lý giải điều này trên Cổng thông tin điện tử Cảnh sát giao thông, đơn vị cho rằng, về nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật như sau: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Căn cứ vào các quy định nêu trên cho thấy, văn bản quy phạm pháp luật phải được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Về quy định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm là: “Điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.
Ngày 14.6.2019, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia là: “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Mặt khác, khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác như sau:
“Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên cho thấy, quy định về hành vi nghiêm cấm tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Theo đó, theo quy định hiện hành điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị luật nghiêm cấm.
Vệ tinh khí hậu ERS-2 của Châu Âu đã bốc cháy trên Thái Bình Dương trong quá trình quay trở lại không kiểm soát sau 30 năm bay trên quỹ đạo. Không có thiệt hại do các mảnh vỡ rơi xuống được báo cáo.
Cầu sông Trường Giang Changtai được nối liền hoàn chỉnh hôm 9/6 ở tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, dự kiến thông xe cuối tháng 4 năm sau.
Ông Lưu 69 tuổi, sống ở trấn Thạch Hoàng, thành phố Thặng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vẫn thường lên núi đào măng, nhưng hôm nay điều kỳ lạ đã xảy ra. Khi cuốc xuống đất để đào măng ông nghe thấy tiếng động lạ. Ban đầu ông tưởng đó là âm thanh do đụng phải viên sỏi nhỏ, nhưng sau khi thử vài lần nhấc chiếc cuốc sát vẫn không thể đào lên. Ông kiên trì xem thứ bên dưới lớp đất đó là gì, vì vị trí đó có một cây măng lớn, không muốn từ bỏ....
Các nhà khoa học tại Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới phối hợp cùng một số đơn vị nghiên cứu xây dựng thành công quy trình sản xuất giống và dược liệu từ 3 loài trà hoa vàng tại Lâm Đồng.
Qua hội nghị, Bình Thuận mong muốn có cơ hội hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Loài cá mập ma mới phát hiện có nhiều đặc điểm khác lạ sinh sống ở độ sâu hàng trăm mét ngoài khơi Thái Lan.
Một du thuyền di chuyển qua eo biển Gibraltar gần đây bị chìm sau khi đàn cá voi sát thủ tấn công, đánh dấu tai nạn mới nhất trong chuỗi những cuộc đụng độ với loài vật này.
Microsoft thừa nhận dù chưa tới 1%, tương đương khoảng 8,5 triệu thiết bị chạy hệ điều hành Windows trên toàn cầu, bị ảnh hưởng nhưng sự cố đã gây những tác động lớn đến xã hội và kinh tế.
Những năm gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng lưu huỳnh chính là tác nhân gây ra 'mùa Đông chết chóc' xóa sổ tới 3/4 sự sống trên Trái Đất, trong đó có loài khủng long, 66 triệu năm trước đây.