Giải mã 'thế lực' tuyệt diệt loài khủng long vào 'mùa Đông chết chóc'

06:10 01/11/2023

Những năm gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng lưu huỳnh chính là tác nhân gây ra "mùa Đông chết chóc" xóa sổ tới 3/4 sự sống trên Trái Đất, trong đó có loài khủng long, 66 triệu năm trước đây.

Hóa thạch xương khủng long được trưng bày tại nhà đấu giá Artcurial ở Paris (Pháp), ngày 13/11/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khoảng 66 triệu năm trước đây, Chicxulub - một tiểu hành tinh lớn hơn núi Everest - đã va vào Trái Đất, xóa sổ tới 3/4 sự sống trên hành tinh này, trong đó có loài khủng long.

Đó là điều chúng ta thường được nghe về nguyên nhân khủng long tuyệt chủng. Thế nhưng, mức độ tác động cụ thể của vụ va chạm này vẫn còn là vấn đề gây tranh luận.

Giả thuyết hàng đầu mới đây là lưu huỳnh từ vụ va chạm hoặc muội than từ các đám cháy rừng trên toàn cầu đã che kín bầu trời, khiến thế giới chìm trong mùa Đông tăm tối kéo dài và chỉ có vài loài vật may mắn sống sót.

Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nature Geoscience ngày 30/10 đã củng cố giả thuyết trước đó rằng: mùa Đông chết chóc hình thành bởi bụi bốc lên từ cú va chạm tiểu hành tinh.

Theo các nhà khoa học, bụi silicate mịn từ đá bị nghiền vụn có thể lưu lại trong khí quyển 15 năm, dẫn đến nhiệt độ toàn cầu giảm tới 15 độ C.

Trước đó, vào năm 1980, hai cha con nhà khoa học Luis và Walter Alvarez là những người đầu tiên nêu giả thuyết khủng long bị tuyệt chủng sau vụ va chạm tiểu hành tinh khiến bụi bao phủ khắp thế giới.

Giả thuyết của họ đã vấp phải nhiều ý kiến hoài nghi, mãi cho tới một thập kỷ sau đó, khi phát hiện miệng núi lửa Chicxulub khổng lồ trên bán đảo Yucatan ở vịnh Mexico. Hiện nay, phần lớn giới khoa học đồng ý rằng "thủ phạm" chính khiến khủng long tuyệt chủng là tiểu hành tinh Chicxulub.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Ozgur Karatekin làm việc tại Đài quan sát Hoàng gia Bỉ cho biết trong những năm gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng không phải bụi mà lưu huỳnh mới chính là tác nhân gây ra mùa Đông chết chóc.

Các nhà khoa học lập luận rằng bụi từ vụ va chạm có kích thước không phù hợp lưu lại trong khí quyển đủ lâu để dẫn đến hiện tượng trên. Trong nghiên cứu này, nhóm chuyên gia quốc tế có thể đo hạt bụi xuất hiện ngay sau vụ va chạm tiểu hành tinh. Các hạt bụi được tìm thấy ở di chỉ hóa thạch Tanis tại bang Bắc Dakota của Mỹ.

Mặc dù nằm cách miệng núi lửa Chicxulub 3.000km, nhưng di chỉ này vẫn bảo tồn được một số dấu tích và mẫu vật đáng chú ý, được cho là có niên đại từ ngay sau vụ va chạm của tiểu hành tinh, trong lớp trầm tích của hồ nước cổ đại. Theo các nhà khoa học, các hạt bụi có kích thước 0,8-8 micromet, vừa đủ để có thể tồn tại lơ lửng trong khí quyển tới 15 năm.

Khi nhập dữ liệu vào mô hình khí hậu dùng cho Trái Đất ngày nay, nhóm nghiên cứu xác định có thể bụi đóng vai trò lớn hơn trong sự kiện đại tuyệt chủng so với suy đoán trước đây. Trong số tất cả vật liệu bị tiểu hành tinh đẩy vào khí quyển, họ ước tính có 75% là bụi, 24% là lưu huỳnh và 1% là muội than.

Theo nhà khoa học Karatekin, hạt bụi ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng quang hợp ở thực vật trong ít nhất một năm, khiến sự sống sụp đổ./.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
'Hòn ngọc thô' với hình mẫu 'nói không với rác thải nhựa'

'Hòn ngọc thô' với hình mẫu 'nói không với rác thải nhựa'

07:10 01/06/2024

Được mệnh danh là 'hòn ngọc thô' của thành phố Hội An (Quảng Nam), khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đã và đang trở thành hình mẫu 'nói không với rác thải nhựa', góp phần bảo tồn nguyên vẹn giá trị hệ sinh thái rừng, biển, hướng tới phát triển bền vững.

Thế giới vừa trải qua ngày nóng nhất lịch sử

Thế giới vừa trải qua ngày nóng nhất lịch sử

05:50 24/07/2024

Theo dữ liệu sơ bộ của Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), ngày 21-7 vừa qua là ngày nóng nhất từ trước đến nay trên toàn cầu.

Trung Quốc sẽ xây dựng hệ thống định vị Mặt Trăng

Trung Quốc sẽ xây dựng hệ thống định vị Mặt Trăng

11:40 15/07/2024

Trung Quốc sẽ phát triển mạng lưới vệ tinh bao quanh Mặt Trăng để định vị chính xác theo thời gian thực, giúp thúc đẩy thám hiểm vùng cực nam.

Đưa trung tâm dữ liệu lên không gian để tiết kiệm điện

Đưa trung tâm dữ liệu lên không gian để tiết kiệm điện

09:10 01/07/2024

Nhu cầu trung tâm dữ liệu phục vụ AI tăng mạnh thúc đẩy Liên minh châu Âu EU nghiên cứu phương án lưu trữ trên không gian để giảm tiêu thụ điện.

Thuốc phóng xạ của Việt Nam được điều chế thế nào?

Thuốc phóng xạ của Việt Nam được điều chế thế nào?

08:30 21/05/2024

Vật liệu không có phóng xạ được đưa đến Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chiếu xạ, sau đó sẽ tách chiết để lấy hạt nhân phóng xạ cần cho chẩn đoán và điều trị ung thư.

Cha con cố thủ trong taxi 32 giờ vì tài xế không đón đúng vị trí

Cha con cố thủ trong taxi 32 giờ vì tài xế không đón đúng vị trí

19:30 29/05/2023

Người cha và cô con gái đã thực hiện một 'cuộc chiếm đóng' kỳ lạ kéo dài 32 giờ trên một chiếc taxi công nghệ.

Khám phá lõi thiên hà hợp nhất lần đầu tiên vào buổi bình minh vũ trụ

Khám phá lõi thiên hà hợp nhất lần đầu tiên vào buổi bình minh vũ trụ

08:50 21/06/2024

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hai hố đen đang hoạt động hợp nhất ở khoảng cách xa nhất từ trước đến nay, khoảng 900 triệu năm sau Vụ nổ lớn Big Bang. Đây là lần đầu tiên hai hố đen siêu lớn phát sáng được phát hiện trong buổi bình minh của vũ trụ.

Tàu khu trục Shivalik - niềm tự hào của Hải quân Ấn Độ

Tàu khu trục Shivalik - niềm tự hào của Hải quân Ấn Độ

13:40 07/10/2023

Shivalik là lớp tàu khu trục hiện đại, đánh dấu bước tiến vượt bậc của công nghiệp đóng tàu Ấn Độ và sức mạnh hải quân nước này.

Lái xe tồi có thể là do... di truyền

Lái xe tồi có thể là do... di truyền

04:30 29/04/2023

Nếu ai từng bị nửa kia buộc tội lái xe dở, giờ đây họ đã có lý do để tranh cãi, đặc biệt nếu người phàn nàn là cha mẹ. Một nghiên cứu mới ở Anh cho thấy khả năng lái xe tệ có thể do 'di truyền'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới