Cân nhắc đề xuất diện tích tách thửa tối thiểu 50m2 ở Hà Nội

04:30 03/09/2024
Theo Luật sư Phạm Thanh Tuấn, việc tách thửa đất mới chỉ được thẩm định dưới góc độ điều kiện kỹ thuật mà chưa xem xét đến yếu tố nguồn gốc thửa đất và chủ sử dụng đất. Ảnh: Tuyết Lan

Theo dự thảo mới của Hà Nội, việc tách thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu 50m2 trong trường hợp không hình thành lối đi mới tại phường, thị trấn.

Cần cân nhắc kỹ lưỡng

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ThS, Luật sư Phạm Thanh Tuấn (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, nếu nhìn từ phương diện quản lý đô thị, việc nâng các điều kiện tách thửa như dự thảo nhằm giảm áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội vốn đã quá tải ở Thủ đô; hướng đến các yếu tố phát triển bền vững, tránh phá vỡ quy hoạch chung hoặc gây ra sự mất cân đối trong hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Tuy nhiên, Hà Nội là một đô thị dân số đông, quỹ đất trong nội đô hạn hẹp. Việc yêu cầu các thửa đất sau khi tách phải bảo đảm không nhỏ hơn 50m2, chiều dài trên 4m và chiều rộng giáp đường giao thông từ 4m trở lên sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người dân. Đây là một khía cạnh mà cơ quan quản lý cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Hiện nay, việc tách thửa đất mới chỉ được thẩm định dưới góc độ điều kiện kỹ thuật (như xét trên phương diện về tổng diện tích, chiều rộng mặt tiền, chiều dài…) mà chưa xem xét đến yếu tố nguồn gốc thửa đất và chủ sử dụng đất.

"Theo tôi, tiêu chí tách thửa đất về kỹ thuật (diện tích tối thiểu 30m2, các cạnh từ 3m trở lên) vẫn có thể giữ nguyên như quy định trước đây. Tuy nhiên, một phương án có thể tính đến là trường hợp cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người khác thì chỉ được tách thửa sau thời hạn nhất định (ví dụ 3 - 5 năm kể từ ngày mua).

Ngược lại, với cá nhân đang sử dụng đất ổn định (có thể do được thừa kế, tặng cho hoặc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất) thì không áp dụng hạn chế về thời hạn tách thửa như đề xuất trên.

Tất nhiên, để thực hiện được phương án trên thì cần phải điều chỉnh các quy định pháp luật có liên quan, thậm chí cả luật đất đai, không phải thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Quy định trên sẽ góp phần vừa hạn chế được tình trạng tách thửa đất phá vỡ quy hoạch đô thị, vừa không ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân sử dụng đất" - Luật sư Phạm Thanh Tuấn cho biết.

Thuế - công cụ hiệu quả kiểm soát nạn đầu cơ, phân lô

Theo ThS, Luật sư Phạm Thanh Tuấn, việc siết chặt điều kiện tách thửa hướng tới hạn chế phân lô tràn lan, manh mún, phá vỡ quy hoạch. Việc siết chặt, không cho phép phân lô bán nền là một biện pháp có tác động lớn đến thị trường nhà đất khi luật có hiệu lực.

Đây là cơ sở quan trọng để ngăn chặn việc cá nhân lách luật, kinh doanh bất động sản núp bóng kiểu “phân lô” riêng lẻ nhưng không làm ảnh hưởng đến các quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất trong việc tách thửa đất.

"Về mặt lâu dài, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét ban hành thuế với người sở hữu từ bất động sản thứ hai trở đi hoặc áp dụng thuế căn cứ vào thời gian sở hữu. Người sở hữu nhiều bất động sản sẽ chịu thuế cao hơn người sở hữu ít.

Thời gian sở hữu càng ngắn khi chuyển nhượng thuế càng cao và ngược lại. Theo tôi, công cụ thuế là phương án hiệu quả để kiểm soát tình trạng đầu cơ, phân lô bất động sản trá hình" - Luật sư Phạm Thanh Tuấn kiến nghị.

Hà Nội đang lấy ý kiến về dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách với từng loại đất. Theo đó, nếu tách thửa không hình thành lối đi mới tại phường, thị trấn, thửa đất phải đảm bảo diện tích không nhỏ hơn 50m2, chiều dài trên 4m và chiều rộng giáp đường giao thông từ 4m trở lên.

Hiện việc tách thửa ở Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 20/2017. Theo đó, lô đất sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu 30 m2 với các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở mới (tối thiểu) với các địa bàn còn lại.

Có thể bạn quan tâm
Trước giun đất, thương lái Trung Quốc thu gom kỳ lạ, tạo cơn sốt ảo ở Việt Nam thế nào?

Trước giun đất, thương lái Trung Quốc thu gom kỳ lạ, tạo cơn sốt ảo ở Việt Nam thế nào?

16:40 21/08/2023

Dư luận đang bức xúc trước tệ nạn kích giun để bán cho thương lái Trung Quốc, gây hại đất đai, vườn tược. Trên thực tế, từ nhiều năm nay, thương lái Trung Quốc từng thu mua rất nhiều thứ được cho là lạ kỳ, tạo ra những cơn sốt ảo, gây nhiễu loạn thị trường Việt Nam. Video: Cuộc chiến chống nạn kích giun đất ở Hòa Bình. Hậu quả khủng khiếp Năm 2004, phong trào “giết trâu lấy móng” để bán cho thương lái Trung Quốc đã diễn ra rầm rộ ở nhiều vùng...

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

12:50 20/07/2024

Ba Luật mới sẽ gỡ “nút thắt” cho thị trường, Hà Nội đồng ý chủ trương cho phép tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B và Mỹ Hưng, chủ đầu tư không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Cà phê Mường Ảng – Để 'cây nhà giàu' giúp người dân thoát nghèo

Cà phê Mường Ảng – Để 'cây nhà giàu' giúp người dân thoát nghèo

09:40 05/07/2023

Điện Biên - Cây cà phê Mường Ảng được gọi là 'cây nhà giàu' vì để trồng được loại cây đặc sản này, mỗi năm, các chủ vườn đã tạo...

Sự cố Balticconnector: Tại sao cảnh sát Phần Lan tuyên bố một tàu Trung Quốc bị tình nghi?

Sự cố Balticconnector: Tại sao cảnh sát Phần Lan tuyên bố một tàu Trung Quốc bị tình nghi?

08:30 21/10/2023

Ngày 20/10, cảnh sát Phần Lan tuyên bố một tàu Trung Quốc là trọng tâm cuộc điều tra vì bị tình nghi phá hoại đường ống dẫn khí đốt giữa Phần Lan và Estonia.

Khởi công cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Khởi công cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

07:50 17/06/2023

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài hơn 188km, điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc TP Châu Đốc (An Giang), điểm cuối giao quốc lộ Nam Sông Hậu, kết nối đường dẫn cảng Trần Đề (Sóc Trăng). Dự án được chia thành 4 dự án thành phần, do 4 địa phương có dự án đi qua làm cơ quan chủ quản. Tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng, quy mô 4 làn xe, bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục, vận tốc 100km/h (giai đoạn 1). Dự án thành phần 1 trên địa bàn tỉnh...

200 hộ dân tại lòng hồ mỏi mòn chờ ‘sổ đỏ’

200 hộ dân tại lòng hồ mỏi mòn chờ ‘sổ đỏ’

17:00 30/08/2024

Nhiều năm nay, 200 hộ dân tại lòng hồ thuỷ lợi Đăk Sa Men (xã Kroong, TP. Kon Tum, Kon Tum) mòn mỏi chờ được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Nhộn nhịp nghề săn 'cu tý'

Nhộn nhịp nghề săn 'cu tý'

07:20 21/10/2023

TP - Nhiều năm trở lại đây, nghề săn bắt và buôn bán chuột đồng ở huyện lúa Yên Thành, Nghệ An đã giúp người dân có thu nhập cao lúc nông nhàn.

Đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu vào Campuchia

Đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu vào Campuchia

11:40 23/04/2024

Trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố biên giới của An Giang có 13 chợ biên giới và 4 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu ở biên giới được Tổng cục Hải quan công nhận.

5 khu đất vàng ở TP Hồ Chí Minh sắp được xây nhà vệ sinh công cộng

5 khu đất vàng ở TP Hồ Chí Minh sắp được xây nhà vệ sinh công cộng

15:00 16/04/2023

TP Hồ Chí Minh - Lãnh đạo UBND thành phố vừa thông qua chủ trương tận dụng 5 khu đất vàng đang chưa triển khai, để làm nhà vệ sinh...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới