Hội đồng Tổng thống Libya đã tuyên bố thành lập một “ủy ban tài chính cấp cao” chịu trách nhiệm “xác định các khoản chi tiêu" và phân bổ nguồn thu từ dầu mỏ.
Liên hợp quốc ngày 8/7 hoan nghênh việc các phe phái đối địch tại Libya nhất trí thành lập một cơ chế phân phối doanh thu từ dầu mỏ, một chủ đề tranh cãi thường trực giữa hai bên.
Trong một tuyên bố, Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) “hoan nghênh” việc thành lập một ủy ban giám sát tài chính cấp cao để phân bổ nguồn thu từ dầu mỏ.
UNSMIL đánh giá động thái này là rất tích cực nhằm thể hiện “sự đồng thuận chính trị” giữa các thể chế và các chủ thể đối địch tại Libya, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng “cách tiếp cận toàn diện” này có thể tăng cường “tính minh bạch trong quản lý chi tiêu công và phân phối công bằng các nguồn lực quốc gia.”
Theo một sắc lệnh được truyền thông địa phương đăng tải ngày 7/7, Hội đồng Tổng thống Libya đã tuyên bố thành lập một “ủy ban tài chính cấp cao,” chịu trách nhiệm “xác định các khoản chi tiêu.”
Xuất khẩu dầu thô là nguồn thu chủ yếu của Libya đồng thời cũng là tâm điểm tranh chấp giữa các phe đối địch - được quản lý bởi Công ty Dầu khí Quốc gia (NOC) và Ngân hàng Trung ương, có trụ sở tại Tripoli.
Ủy ban tài chính cấp cao này do người đứng đầu Hội đồng Tổng thống Libya, ông Mohamed Al-Manfi, làm chủ tịch, bao gồm 18 thành viên gồm đại diện từ Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNU), có trụ sở tại Tripoli, công ty NOC, Nghị viện, Tòa án Kiểm toán, Cơ quan Kiểm soát Hành chính và chính quyền ở miền Đông được tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn.
Trong bài phát biểu trước đó với các binh sỹ tại Rajma, cách Benghazi 25km về phía Đông, tướng Haftar đã kêu gọi chia sẻ công bằng doanh thu từ dầu mỏ, đưa ra “thời hạn chót đến cuối tháng Tám” để ủy ban trên giải quyết các vấn đề liên quan, nếu không thì lực lượng vũ trang của miền Đông sẽ có các hành động quân sự để ngăn chặn việc xuất khẩu dầu.
Xuất khẩu dầu mỏ của Libya đã chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng xung đột vũ trang và việc các mỏ dầu và cảng biển phải đóng cửa thời gian qua./.
Ngày 14.11, Huyện uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam ) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận huyện...
Kỷ niệm 30 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tri ân khách hàng doanh nghiệp nhiều ưu đãi thông qua ba chương trình, từ ngày 1/6.
Quy mô kinh tế lần đầu lên top 5 trong 14 tỉnh miền Trung, Bí thư Hồ Quốc Dũng cho rằng tỉnh cần nỗ lực lớn để 'trụ hạng', không 'say sưa trong chiến thắng'.
Lễ khởi công Trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Gilimex diễn ra vào ngày 15/2, tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, một môi giới nhà đất tại Hải Dương chia sẻ, từ cuối năm 2023, nhiều nhà đầu tư bất ngờ nhờ anh tìm mua giúp những khu nhà đất không sổ đỏ nhưng không có tranh chấp hay vi phạm. Thông thường, những lô đất này có giá rất rẻ so với những khu đất khác nhưng việc mua bán sẽ thực hiện bằng giấy tờ viết tay. 'Nhiều vùng nông thôn tại Hải Dương hiện nay đã được đô thị hóa, đất có nơi lên tới gần 20 triệu đồng/m2. Trong khi đó, những...
Một số tin tức đáng chú ý: Garmex Sài Gòn lại rao bán đất; Thu gần 56.000 tỉ đồng từ cấp quyền khai thác khoáng sản; Thanh tra đột xuất 1.000 đơn vị về BHXH…
Liên quan đến vụ 'lâu đài' có nhiều vi phạm trật tự xây dựng trên phố Đội Cấn, Bí thư quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến khẳng định sẽ xử lý theo đúng quy định, 'không có vùng cấm'.
Ngày 30.11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị vừa xử phạt, tịch thu lô vải may mặc với tổng số tiền trên 210 triệu...
Phiên đấu giá được diễn ra sau gần 2 tháng huyện Thanh Oai, Hà Nội dừng đấu giá đất để rà soát theo yêu cầu của Chính phủ. Khu đất đấu giá nằm gần khu vực được đấu giá lên đến 100,5 triệu đồng/m2 vào ngày 10/8.