Quy mô kinh tế lần đầu lên top 5 trong 14 tỉnh miền Trung, Bí thư Hồ Quốc Dũng cho rằng tỉnh cần nỗ lực lớn để 'trụ hạng', không 'say sưa trong chiến thắng'.
Thông điệp được ông Hồ Quốc Dũng nói tại hội nghị triển khai nghị quyết HĐND tỉnh Bình Định về phát triển kinh tế xã hội năm 2024 tỉnh Bình Định, hôm15/12.
Tổng kết năm 2023, GRDP của Bình Định tăng hơn 7,6%, vượt so với kế hoạch HĐND tỉnh giao (7-7,5%), xếp thứ 17/63 địa phương cả nước, thứ 6/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và thứ 1/5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Tổng thu ngân sách trong tỉnh đạt khoảng 13.828 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công là một điểm sáng của tỉnh với tỷ lệ giải ngân đạt 94,25% kế hoạch Thủ tướng giao, xếp thứ 14/63 địa phương cả nước, thứ 2/14 vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ và 1/5 tỉnh kinh tế trọng điểm miền Trung.
Đánh giá về các chỉ số này, Bí thư Bình Định cho rằng địa phương đã đi lên từ một tỉnh nghèo, hạ tầng giao thông lạc hậu. "Ít ai nghĩ rằng, đến năm 2023 Bình Định lọt vào top 5 trong 14 tỉnh miền Trung và duyên hải Nam Trung bộ. Đây là điều đáng tự hào, là mồ hôi công sức của rất nhiều thế hệ, vun đắp, gây dựng nên", ông Dũng nói.
Người đứng đầu tỉnh Bình Định cho rằng chính quyền, doanh nghiệp và người dân đã nỗ lực rất lớn, để địa phương phát triển đồng đều, nhưng không thể "say sưa trong chiến thắng", vì nhiều tỉnh top đầu đang có điều kiện thuận lợi hơn. "Nếu như không có quyết liệt, nỗ lực, quyết tâm lớn, khả năng trụ hạng rất khó", Bí thư Bình Định nhấn mạnh.
Dẫn chứng về những nỗ lực của tỉnh, Bí thư Dũng cho rằng Bình Định từng rất lúng túng trong việc gắn sản xuất nông nghiệp với nơi tiêu thụ, nhưng thời gian qua đã kêu gọi được nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực chế biến thủy sản, gia súc gia cầm, để sản phẩm của người dân được thu mua, chế biến và xuất khẩu.
Nhiều lĩnh vực cần sự nỗ lực lớn để cải thiện, đặc biệt là du lịch khi lượng khách đến địa phương còn ít ỏi. Ông cho rằng phải nghĩ đến những sản phẩm đặc trưng, riêng có của tỉnh để thu hút khách đến Bình Định, không thể để du lịch đi tụt lùi.
Ngoài ra, Bí thư Bình Định cho rằng cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục, y tế. Trường học phải khang trang, bệnh viện phải tiện nghi thì những con số tăng trưởng mới có ý nghĩa.
Lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh, thời gian tới cần đưa Bình Định trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu, đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Làm sao để địa phương trở thành nơi nhà đầu tư "dù không muốn đến cũng phải đến", không để doanh nghiệp "lắc đầu" khi nhắc tới Bình Định. Để làm được việc này, tỉnh cần tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện mạnh nữa môi trường đầu tư và phải có nguồn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu.
Năm 2024, HĐND tỉnh Bình Định giao 21 chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó mức tăng trưởng GRDP từ 7,5-8%; tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 15.000 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa 14.267 tỷ đồng); tạo việc làm mới cho 32.500 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới 2,0%.... Đặc biệt, chỉ tiêu giao số lượng căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành là 1.400 căn hộ.
Để đạt được mục tiêu này, Chủ tịch Bình Định Phạm Anh Tuấn cho rằng, tỉnh cần tạo đột phá về cải cách hành chính, giữ gìn đạo đức công vụ. Cán bộ cần phát huy tính năng động, tư duy đổi mới, sáng tạo, hành động quyết liệt với tinh thần "bứt phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung".
Tư duy phải chuyển đổi từ "chính quyền quản lý" sang "chính quyền phục vụ"; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; hỗ trợ, giúp đỡ để người dân chuyển đổi phương thức sản xuất mới, hiệu quả để vươn lên làm giàu bền vững.
Ông Tuấn yêu cầu tập trung đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó thu hút du khách quốc tế đến với tỉnh dựa trên các sự kiện thể thao quốc tế, các cuộc đua, triển lãm.. đồng thời tăng cường mở các chuyến bay Charter từ nước ngoài về Bình Định và ngược lại, trong đó ưu tiên mở chuyến bay Charter đến Hàn Quốc hay Nhật Bản...
Phạm Linh
TP - Trong khi chưa thể vận hành hòa lưới điện vì chờ đàm phán giá điện, hướng dẫn từ Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiều dự án điện gió được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng ở miền Tây đứng phơi nắng, phơi sương, tốn kém và lãng phí. Bên cạnh đó, nhiều dự án đang thi công dở dang cũng trong cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Nhiều người lao động nghèo không vui vì giá gạo trong nước thời gian qua đã tăng 5.000 - 7.000 đồng/kg.
Đột quỵ, liệt nửa người vẫn bị bảo hiểm phán 'không phải bệnh lý nghiêm trọng'; Ung thư nhưng 'không thỏa điều kiện' bồi thường...
Hàng chục hộ dân khu chung cư tái định cư giải phóng mặt bằng của dự án đường vành đai 2,5 trên địa bàn phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) được tái định cư bằng nhà, đã vào sử dụng nhiều năm nhưng đến nay chưa nộp tiền mua nhà theo quy định.
Dự kiến sẽ có 48 đợt tham quan trụ sở HĐND và UBND TP.HCM được tổ chức trong hai ngày ngày 29 và 30-4, mỗi đoàn tối đa 30 khách và không thu phí. Người dân có thể đăng ký tham gia như thế nào?
UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa công khai danh sách 112 công trình trên địa bàn chưa được nghiệm thu về phòng cháy , chữa cháy (PCCC) nhưng đã...
Dự án The Song nằm trên tuyến đường ven biển ở Đà Nẵng được thành phố cấp phép đầu tư, phát triển du lịch đến nay vẫn án binh bất động, bỏ hoang.
Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, ga Bình Triệu, rạch Xuyên Tâm là 3 dự án được phê duyệt cách đây hàng thập kỷ, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai.
Nga và Liên Hiệp Quốc bắt đầu đàm phán về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc sau khi Matxcơva chỉ trích thỏa thuận này bất công vì không coi trọng phần xuất khẩu của Nga.