Cuốn sách dài hơn 600 trang được kể với màu sắc huyền tưởng về hành trình hành hương về núi thiêng Kailash của tác giả Trịnh Thắng.
Sáng 23/12, lễ ra mắt cuốn sách Chạm vào Kailash - Những câu chuyện thánh linh của tác giả Trịnh Thắng được tổ chức tại Hà Nội. Cuốn sách do nhà xuất bản Dân Trí xuất bản, được viết dưới dạng bút ký, xoay quanh hành trình hành hương về núi thiêng Kailash - vùng thánh địa huyền thoại với nhiều bí ẩn và điển tích linh thiêng nằm trong dải tuyết sơn Himalaya. Những trải nghiệm của tác giả cùng đoàn du hành quanh ngọn núi thiêng hùng vĩ và huyền bí đã được viết ra qua hơn 600 trang sách.
Trong buổi ra mắt, tác giả Trịnh Thắng đã trực tiếp chia sẻ với độc giả về những điểm chạm linh thiêng và đáng nhớ của ông cùng đoàn trong suốt chuyến đi, được mô tả ly kỳ và thú vị trong cuốn sách như Bảo tháp Boudhanath - Nepal, cửa sinh tử, cửa tái sinh, cửa phồn trang và cửa hoàn thế quanh vòng kora Kailash...
Cơ duyên đến với chuyến hành hương về Kailash cũng được ông nhắc đến trong cuốn sách. Tác giả chia sẻ, đây là một ngọn núi linh thiêng, một biểu tượng tối linh. Khi đứng trước Kailash, tâm thức đã thôi thúc ông phải viết cuốn sách này cùng nhiều chỉ dẫn tâm linh huyền diệu khác từ các bậc thánh tôn.
"Kailash thì vẫn vậy nhưng mỗi người lại có những góc nhìn khác nhau. Với cuốn sách này, tôi muốn gợi mở những điều thú vị và linh thiêng về Kailash, để nhân đó mọi người sẽ có cảm hứng khám phá nơi này theo cách riêng của họ. Kailash hiện hữu với những sắc tướng như vậy và mỗi người hãy tĩnh lặng để cảm nhận những cái nhìn, những bài học riêng", tiến sĩ Trịnh Thắng nói về động cơ thúc đẩy ông viết sách.
Cuốn sách được chia thành 9 chương, mỗi chương lại được chia tách thành từng phần như những câu chuyện nhỏ nối đuôi nhau theo tuyến tính thời gian của hành trình nhưng cũng hàm chứa rất nhiều những hiện tượng, dấu ấn phi tuyến tính của tạo hóa và vùng thánh địa linh thiêng.
Chạm vào Kailash - Những câu chuyện thánh linh không tập trung phân tích các thử thách, khó khăn về địa hình, khí hậu khi chinh phục ngọn núi cao gần 7.000 mét, dưới thời tiết khắc nghiệt của vùng Himalaya. Cuốn sách cũng cũng không đi vào miêu tả chi tiết những khung cảnh hùng vĩ, các địa danh tâm linh nổi tiếng hay bình luận về các giáo lý, khái niệm tâm linh.
Những ấn chứng thánh linh, những bài học lịch sử, và các tri thức cổ xưa lần lượt xuất hiện thông qua trải nghiệm và tâm thức của tác giả cùng các thành viên trong đoàn hành hương, sau đó được tác giả xâu chuỗi, chia sẻ xuyên suốt hành trình qua lối kể chuyện chân thực, gần gũi như đang theo dõi những trang nhật ký.
Những khái niệm tâm linh được tác giả đưa ra như "sơ đồ Kora tâm thức", "sơ đồ tâm linh Kerung", mở ra những khám phá, trải nghiệm kỳ thú cho người đọc. Trong số đó có sự hiện diện thánh linh của hệ thống dữ kiện để tác giả kết nối lịch sử hình thành Đại bảo tháp Boudhanath tại Kathmandu – thủ đô Nepal với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Tây Tạng cùng rất nhiều những điển tích khác.
Một trong những bài học bổ ích và sâu sắc mà tác giả chắt lọc và đưa vào cuốn sách đó chính là bài học về "ngã" và "tâm thế bình thản đón nhận ánh sáng của tỉnh thức". Như tác giả đã viết trong sách: "Mỗi lần như thế, là một lần trút bỏ, và thêm một lần trực nhận về cái vắng ngã, thêm một lần để chúng ta được trực nhận về sự trọn vẹn của tâm."
Tiến sĩ Trịnh Thắng đã viết cuốn sách này trong vòng một tháng ngay sau khi trở về từ Kailash. "Tôi viết cuốn sách này như người thợ dựng nên chiếc cổng tạm trước khi vào một ngôi làng để qua đó khách thập phương có thể mường tượng ra ngôi làng nọ. Kailash là một ngôi làng hùng vĩ và huyền bí hơn cả cổ xưa song cũng lại đương đại hơn cả thực tế", ông chia sẻ.
Tác giả Trịnh Thắng sinh năm 1972 tại Thái Bình. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ y tế công cộng, chuyên ngành khoa học xã hội và hành vi tại trường đại học Bắc Carolina, Mỹ (UNC) năm 2007 và trở thành bác sĩ y tế công cộng, giáo dục và phát triển xã hội.
Ông nghiên cứu võ học, khí công, thiền định, và năng lượng trường sinh học, cho ra mắt nhiều cuốn sách, tập thơ cũng như tổ chức nhiều triển lãm tranh cá nhân.
Yên Chi
Cục trưởng Vi Kiến Thành nói phim Nhà nước được chiếu dưới nhiều hình thức để phục vụ nhân dân chứ không làm ra rồi 'cất kho'.
Thay vì “phủ hồng” cuộc sống thực tại, các bộ phim Hàn có xu hướng “vạch trần” những góc khuất trong xã hội - đó là nạn bạo lực học đường.
Sau nhiều lần níu kéo Nghĩa (Quang Sự) không thành công, An Nhiên (Lương Thu Trang) quyết định tìm gặp Việt để đòi hắn ta phải có trách nhiệm với mình và bé Gôn. Trong tập 50 phim Trạm cứu hộ trái tim, An Nhiên rơi vào bế tắc khi chính Việt cũng chối bỏ mẹ con cô. Vừa thấy An Nhiên xuất hiện, Việt đã cằn nhằn: 'Anh đã nói anh đang bận rồi, tại sao còn đến tìm anh lúc này?'. Preview 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 50. An Nhiên không vòng vo mà thẳng...
Luật sư nguyên đơn lập luận: thời gian người mẫu Ngọc Thúy chung sống là thời gian mang bầu và sinh con thì làm sao làm ra tiền.
Nhiều vụ việc quấy rối tình dục trong môi trường làm việc, phạm vi nhà sách, được đưa ra ánh sáng. Không ít trường hợp nạn nhân được tiếp sức mạnh để đứng lên vạch trần kẻ tấn công, lạm dụng, khiến họ mang vết sẹo tinh thần.
Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nobel Văn học, viết những mẩu chuyện nhỏ nhưng tác động lớn đến cuộc đời ông.
Hoa hậu Bình Phương - vợ diễn viên Đức Tiến - túc trực bên linh cữu, nghệ sĩ Hương Lan, Nguyễn Hồng Nhung khóc khi viếng anh, ngày 29/5 (giờ địa phương).
'Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ' được TP HCM trao giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu, chuyên ngành lịch sử.
Cựu binh Mỹ Patrick Hogan thuật lại năm tháng tham chiến, trong sách 'Mùa xuân vắng lặng - Mùa thu chết chóc của chiến tranh Việt Nam'.