TPO - Các nhà nghiên cứu tin rằng, một con cá heo đực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là thủ phạm gây ra các vụ tấn công hàng năm vào những người đi biển ở tỉnh Fukui, Nhật Bản. Nó làm vậy vì cảm thấy cô đơn.
Ảnh minh họa một con cá heo Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương |
Ít nhất 18 người đã bị thương trong các vụ cá heo tấn công ở tỉnh Fukui trong năm nay, hiện tượng này đang diễn ra thường niên ở khu vực này. Hầu hết chỉ là những vết cắn nhỏ, nhưng một số người đi biển đã bị gãy xương kể từ năm 2022 .
Các nhà nghiên cứu tin rằng, một con cá heo mũi chai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Tursiops aduncus) có thể là thủ phạm gây ra vụ tấn công này dựa trên các bức ảnh và đoạn phim quay được, tạp chí Nature đưa tin.
"Chúng tôi thấy con cá heo này xuất hiện ngẫu nhiên trên bãi biển, cắn người xung quanh, đi lang thang và lặp lại", Tadamichi Morisaka , giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu Cetacean thuộc Đại học Mie ở Nhật Bản, cho biết. "Theo tôi, nó đang tìm kiếm một số loại tương tác với con người".
Morisaka cho biết cá heo cắn nhẹ nhau như một phần trong hành vi xã hội bình thường của chúng, vì vậy cá heo có thể tin rằng mình có mối quan hệ thân thiện với con người.
"Nếu nó thực sự muốn tấn công, nó có thể lao tới với toàn lực và cắn mạnh. Nhưng nó chỉ cắn nhẹ, vì vậy có lẽ đây là một cử chỉ thân thiện chứ không phải là một nỗ lực tấn công," ông nói.
Cá heo mũi chai thường sống theo bầy đàn, với những con đực hình thành mối quan hệ hợp tác lâu dài với những con đực khác. Những con đực ghép đôi cắn, đuổi bắt, cọ xát và tham gia vào các hành vi tình dục. Morisaka tin rằng con cá heo ở Fukui đang cố gắng đối xử với con người như một cặp bạn tình.
Chính quyền tỉnh Fukui đang ngăn mọi người tương tác với cá heo. Họ đã dựng biển báo và tờ rơi cảnh báo những người đi biển, triển khai đội tuần tra cứu hộ và hạn chế giờ bơi ở một số bãi biển. Họ cũng đã lắp đặt các thiết bị âm thanh dưới nước phát ra tiếng ồn tần số cao để ngăn chặn cá heo.
Phát hiện con chim có mỏ lớn đậu trên nhánh cây, anh Đặng Minh Thắng đuổi nhưng chim không bay đi mà sau đó bay về phía mình, nên anh đã bắt lại rồi giao kiểm lâm. Tiếp nhận chim đưa về cứu hộ, kiểm lâm xác định đây là chim cao cát bụng trắng.
Trung Quốc tiết lộ, kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng được triển khai theo hai giai đoạn riêng biệt để tạo ra một loạt các cứ điểm trên bề mặt Mặt Trăng và trên quỹ đạo.
Ông Lưu 69 tuổi, sống ở trấn Thạch Hoàng, thành phố Thặng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vẫn thường lên núi đào măng, nhưng hôm nay điều kỳ lạ đã xảy ra. Khi cuốc xuống đất để đào măng ông nghe thấy tiếng động lạ. Ban đầu ông tưởng đó là âm thanh do đụng phải viên sỏi nhỏ, nhưng sau khi thử vài lần nhấc chiếc cuốc sát vẫn không thể đào lên. Ông kiên trì xem thứ bên dưới lớp đất đó là gì, vì vị trí đó có một cây măng lớn, không muốn từ bỏ....
Loài nào có bộ não lớn nhất trong thế giới động vật? Và liệu bộ não lớn có liên quan đến chỉ số IQ cao?
Các nhà khoa học Úc mới đây đã phát minh một thiết bị công nghệ mới nhằm tái chế nhựa cứng phế thải thành nguyên liệu cho máy in 3D.
19h34 ngày 23/8 (giờ Hà Nội), tàu vũ trụ không người lái Chandrayaan-3 của Ấn Độ hạ cánh thành công xuống cực nam của Mặt Trăng sau hành trình bay kéo dài 41 ngày. Sứ mệnh này giúp Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện hạ cánh tàu vũ trụ xuống cực nam Mặt Trăng, nơi con người chưa từng đặt chân tới. Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra, là tại sao tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất tới 41 ngày mới có thể hạ cánh xuống Mặt...
Từ việc đánh chìm thuyền, ăn gan cá mập, ăn lưỡi cá voi đến ném cá heo đi khắp nơi để giải trí, cá voi sát thủ đang thể hiện một số hành vi, đôi khi đáng sợ.
Kết quả khai quật khảo cổ khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng thành của Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) cho thấy nhiều phát hiện mới, đặc biệt trong kỹ thuật ghép đá.
TP - Rau sam, tầm bóp, thài lài, rau má dại, rau móp, lá bép... đang lần lượt được các nhà khoa học nghiên cứu, nhân giống và tìm cách trồng đại trà. Vẫn là bát canh rau tập tàng của một thời xa vắng, nhưng thay vì chỉ xuất hiện ở mâm cơm nhà nghèo, giờ nó trở thành đặc sản. Câu chuyện bảo tồn những thứ rau từng nuôi lớn bao nhiêu thế hệ người Việt đã bắt đầu từ hàng chục năm nay.