Các nhà nghiên cứu phát hiện bức tường dài 405 km dọc biên giới Mông Cổ - Trung Quốc dường như được xây dựng vội vàng để ngăn quân xâm lược.
Một đoạn của Vạn lý Trường thành Trung Quốc trải dài tới Mông Cổ được phân tích lần đầu tiên, cho phép các nhà nghiên cứu đưa ra một số suy đoán về lịch sử và chức năng của công trình đồ sộ này. Trải dài hơn 405 km, đoạn tường có biệt danh là "Vòng cung Mông Cổ" do lộ trình uốn cong của nó. Nghiên cứu về bức tường đặc biệt được công bố trên tạp chí Field Archaeology, IFL Science hôm 28/12 đưa tin.
Chạy gần như song song với biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ, rào chắn cổ đại kéo dài từ tỉnh Sukhbaatar tới tỉnh Dornod ở đông bắc Mông Cổ, nơi nhiệt độ thường giảm xuống -25 độ C. Bất chấp quy mô lớn và độ phức tạp, giới nghiên cứu chưa biết chính xác công trình được xây dựng khi nào, ai đã xây nó với mục đích là gì.
Bao gồm một bức tường đất, một đường rãnh và 34 cấu trúc, bức tường và quá trình xây dựng nó được nhắc tới trong vài tài liệu lịch sử từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, dù các nhà nghiên cứu hiện nay chưa thể cung cấp niên đại chuẩn xác hơn. Nhận thấy vòng cung Mông Cổ hầu như không được chú ý trong những văn bản học thuật, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Do Thái Jerusalem ở Israel kết hợp ảnh vệ tinh, bản đồ của Trung Quốc và Liên Xô cùng với quan sát thực địa trực tiếp để phân tích bức tường và cấu trúc kèm theo.
Phát hiện đáng chú ý nhất của họ là vòng cung Mông Cổ chứa nhiều khe hở lớn, chứng tỏ nó được xây vội vã và do đó chưa bao giờ được gia cố đầy đủ. "Một cách giải thích khả thi cho những khe hở, điểm yếu dễ hư tổn trong hệ thống, là vòng cung Mông Cổ được xây gấp rút vào cuối thời nhà Kim như một lớp phòng ngự ngăn quân Mông Cổ xâm lược", nhóm nghiên cứu cho biết. Dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn về niên đại của bức tường, nhiều khả năng quá trình xây dựng trùng với đợt quân Mông Cổ chinh phạt nhà Kim vào khoảng năm 1.200. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh đây chỉ là giả thuyết.
Một giả thuyết khác mà nhóm nghiên cứu đưa ra là vòng cung Mông Cổ không phải nhằm phục vụ chức năng quân sự mà gắn liền với việc kiểm soát sự đi lại của cư dân và đàn gia súc, có thể liên quan tới thu thuế. Bằng chứng ủng hộ giả thuyết này đến từ thực tế bức tường không phải rào chắn tốt, nhiều trạm gác nằm ở vị trí kém hiệu quả, cung cấp tầm nhìn kém đối với khu vực xung quanh.
Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch tiến hành khai quật thêm một số cấu trúc liên quan tới vòng cung Mông Cổ để xác định thời điểm xây dựng và công dụng của bức tường.
An Khang (Theo IFL Science)
Tàu khu trục HMS Keith của Anh chìm cách đây hơn 80 năm trong cuộc di tản Dunkirk hay còn gọi là chiến dịch Dynamo đang bị xuống cấp trong thập kỷ gần đây.
Với sự vào cuộc khẩn trương và quyết liệt của địa phương, các dịch vụ liên lạc tại tỉnh Quảng Ninh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 đang dần được khôi phục, giúp người dân trở lại cuộc sống bình thường
TP - Động đất ở Kon Tum vẫn tiếp diễn, chưa có dấu hiệu dừng lại. Xung quanh nghi vấn do thủy điện, phóng viên đã trao đổi với một số chủ thủy điện trên địa bàn.
Thanh Long, robot hình người kích thước đầy đủ do Trung Quốc sản xuất, có khả năng chuyển động và làm một số việc giống con người.
Nhờ hệ thống camera thông minh giám sát, hầu hết người tham gia giao thông tại các nút giao thông quan trọng, tuyến đường lớn trên địa bàn Vĩnh Phúc đã chấp hành nghiêm quy định về an toàn giao thông.
Ngày 10-6, gần 80 nhà khoa học và nghiên cứu trên thế giới đã có mặt tại TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội thảo quốc tế về vật liệu mềm, chất lưu và bề mặt chuyển tiếp.
Theo thống kê, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024, 67 cơ sở giáo dục đại học đã công bố hơn 10.000 bài báo khoa học trên Scopus, chiếm 84,45% số bài báo của cả nước.
Nhà chức trách Trung Quốc đang tận dụng các trang trại điện mặt trời để kết hợp trồng cây và chăn nuôi gia súc, góp phần ngăn chặn bão cát và sa mạc xâm lấn.
Một video ghi lại hình ảnh vụ tai nạn liên hoàn trên đường cao tốc đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Bởi nguyên nhân chính của sự cố này là do khói dày đặc từ việc đốt rác ven đường gây giảm khả năng quan sát.