Trung Quốc dùng điện mặt trời để chống sa mạc hóa

21:50 15/08/2024

Nhà chức trách Trung Quốc đang tận dụng các trang trại điện mặt trời để kết hợp trồng cây và chăn nuôi gia súc, góp phần ngăn chặn bão cát và sa mạc xâm lấn.

Cách Bắc Kinh 805 km về phía tây, trên sa mạc ở vùng Nội Mông, một dự án điện mặt trời đang được tiến hành. Trong vài thập kỷ tới, nhà chức trách ở Ordos sẽ lắp đặt 100 gigawatt pin quang điện, nhiều gấp hơn 3 lần công suất mà Mỹ đang xây dựng trên toàn quốc, trải dọc dải đất dài 400 km và rộng 5 km. Mục tiêu của dự án không chỉ là sản xuất lượng điện sạch khổng lồ mà cả tái tạo đất hoang, mang lại cây xanh và thậm chí gia súc cho khu vực lớn ngang Puerto Rico. Để làm vậy, nhà chức trách địa phương đang kết hợp mở rộng điện mặt trời và đối phó sa mạc hóa.

Vai trò trung tâm của Trung Quốc trong mở rộng công suất điện mặt trời toàn cầu rất rõ ràng. Họ thống trị chuỗi công nghiệp từ sản xuất, lắp đặt tới sửa chữa pin quang điện trên khắp thế giới. Trong khi đó, nỗ lực chống sa mạc hóa của Bắc Kinh ít được chú ý hơn cũng như quan điểm tăng trưởng song song cả hai hoạt động trên.

Sa mạc chiếm hơn 1/4 tổng diện tích đất của Trung Quốc. Từ thập niên 1950, nước này tìm cách giảm thiểu độ nghiêm trọng và tác động của bão bụi, ngăn chặn sa mạc xâm lấn các khu vực đô thị hay đất đai màu mỡ trong dài hạn. Khi biến đổi khí hậu khiến tình trạng sa mạc hóa tồi tệ hơn trên toàn cầu, Bắc Kinh càng chú trọng tập trung vào thách thức này.

Kết hợp công nghệ sản xuất điện sạch và cần bảo dưỡng tương đối ít với những dải đất giá rẻ dồi dào ánh sáng Mặt Trời rất hợp lý. Nhiều công ty Trung Quốc đã tìm cách triển khai các trang trại mặt trời khổng lồ trên sa mạc trong hơn một thập kỷ với mức độ thành công đa dạng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, họ bắt đầu đạt bước tiến lớn.

Dự án 6 năm trên sa mạc Kubuqi gần Ordos, Nội Mông, là thành quả nỗ lực nhiều năm của các nhà phát triển điện mặt trời. Ban đầu, họ sử dụng một số biện pháp như tạo ra hàng rào chắn cát và trồng cây để đảm bảo an toàn hoạt động. "Họ phải hành động để giảm thiểu thiệt hại cho sinh thái và môi trường địa phương, đồng thời bảo vệ cơ sở của chính họ khỏi bị bão cát tàn phá. Điều gây bất ngờ là công sức của họ khiến cỏ mọc trên sa mạc", Wang Weiquan, tổng thư ký của Hội đồng năng lượng và môi trường thuộc Hiệp hội nghiên cứu năng lượng Trung Quốc, cho biết.

Theo một nghiên cứu năm 2022, những dự án điện mặt trời trên sa mạc dẫn tới xu hướng phủ xanh đặc biệt. Khoảng 1/3 đất đai bên dưới nhà máy điện mặt trời xây ở 12 sa mạc Trung Quốc có thực vật phát triển. Nghiên cứu gần đây chỉ ra pin quang điện không chỉ tạo ra bóng râm, cho phép cây cỏ sinh sôi mà còn giảm tốc độ gió trên mặt đất, ngăn cát bị cuốn lên. Nhiều công ty điện mặt trời nhận thấy cơ hội. Họ bắt đầu nghiên cứu hoa màu thích hợp để trồng bên dưới tấm pin. Một loại cây hiệu quả mà họ phát hiện là cam thảo có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt và khiến đất trở nên màu mỡ hơn thông qua hấp thụ nitrogen từ không khí và biến đổi vào đất.

Một trang trại mặt trời ở Kubuqi vận hành bởi Elion Resources Group, công ty Trung Quốc chuyên về tái tạo sa mạc, cũng trồng khoai tây, dưa hấu và chăn cừu. Hoạt động nông nghiệp không chỉ giữ cát tại chỗ mà còn giải quyết hai mục tiêu quốc gia là xóa nghèo (nhờ cung cấp việc làm cho lao động địa phương) và tăng cường an ninh lương thực.

Từ năm 2017, một số công ty điện mặt trời lớn như Longi xây dựng dự án thử nghiệm trên sa mạc để chứng minh lợi ích sinh thái và xã hội của công trình. Họ cũng tiếp tục cải tiến sản phẩm để hoạt động tốt hơn trong thời tiết cực đoan. Ví dụ, một nhà máy điện mặt trời 2 gigawatt ở Kubuqi kết nối với lưới điện tháng 12 năm ngoái, sử dụng tấm pin hai mặt giúp tăng cường sản xuất điện và thay thế bộ khung đỡ truyền thống bằng hàng dây dài giữ tấm pin từ hai phía, chừa lại nhiều không gian hơn để trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

An Khang (Theo Yahoo)

Có thể bạn quan tâm
Lão nông câu cá vớt được 'rùa lạ', không ngờ là bảo vật hơn 3.000 năm

Lão nông câu cá vớt được 'rùa lạ', không ngờ là bảo vật hơn 3.000 năm

09:00 12/06/2023

Năm 2003, hình ảnh một ông lão sống tại thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đi câu cá ở bờ sông An Dương rất quen thuộc với người dân trong vùng. Đây là sở thích của ông sau khi về hưu. Do đó, ông thường ngồi bên bờ sông gần như cả ngày. Tuy nhiên, một ngày nọ, ông lão bất ngờ câu được con cá lớn sau khi hạ lưỡi câu xuống. Ông phải mất rất nhiều công sức mới kéo được con vật này lên bờ. Nhưng đó không phải là cá. Nhìn từ xa, nó...

Thanh Hóa: Chuẩn bị khai quật chân móng Di tích Thành nhà Hồ

Thanh Hóa: Chuẩn bị khai quật chân móng Di tích Thành nhà Hồ

14:50 27/10/2023

Lần đầu tiên các nhà khoa học sẽ tiến hành khai quật khoảng 60m2 khu vực chân móng Thành nhà Hồ, để làm rõ kỹ thuật xây thành của người xưa, phục vụ xây dựng phương án tu sửa cấp thiết phần móng.

Sinh viên làm hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Sinh viên làm hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

08:40 12/04/2024

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Trung Quốc phủ vải trắng che sông băng Tây Tạng

Trung Quốc phủ vải trắng che sông băng Tây Tạng

07:00 09/07/2023

Việc che sông băng ở cao nguyên Tây Tạng, theo các nhà khoa học Trung Quốc, chỉ là giải pháp tạm thời khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.

Bị vật thể lạ văng trúng khi đang chạy cao tốc, kính ô tô vỡ nứt

Bị vật thể lạ văng trúng khi đang chạy cao tốc, kính ô tô vỡ nứt

12:40 06/01/2024

Tình huống tranh cãi đặt ra câu hỏi: Tài xế xe tải - xuất phát điểm của 'vật thể lạ' văng trúng ô tô đi sau - có phải chịu trách nhiệm?

TP HCM có trung tâm kết nối các nguồn lực khoa học công nghệ

TP HCM có trung tâm kết nối các nguồn lực khoa học công nghệ

08:40 25/05/2024

Trung tâm phát triển dịch vụ và khai thác hạ tầng khoa học công nghệ (CSID) được thành lập để kết nối các nguồn lực thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường.

Người chẳng thảnh thơi khi đất trời không khỏe

Người chẳng thảnh thơi khi đất trời không khỏe

08:00 25/12/2023

Lần đầu tiên trong lịch sử, các bộ trưởng y tế khắp thế giới chính thức tham dự một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, bên cạnh những người đồng cấp từ bộ môi trường.

'VinFuture khích lệ đam mê khám phá cho nhà khoa học trẻ'

'VinFuture khích lệ đam mê khám phá cho nhà khoa học trẻ'

04:50 25/12/2023

Chuỗi 'đối thoại khám phá tương lai' giữa các nhà khoa học hàng đầu thế giới, chủ nhân giải Nobel với sinh viên 6 trường đại học của Việt Nam được đánh giá 'khích lệ nhà nghiên cứu trẻ theo đuổi đam mê'.

Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới phải 15 năm nữa mới đi vào hoạt động

Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới phải 15 năm nữa mới đi vào hoạt động

11:50 04/07/2024

ITER, một lò phản ứng nhiệt hạch trị giá 28 tỷ đô la ở Pháp, đã lắp đặt xong cuộn dây từ cuối cùng. Nhưng lò phản ứng này sẽ không đi vào hoạt động cho đến năm 2039.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới