Bộ tộc Việt Nam bí ẩn nhất thế giới
Vào mùa đông năm 1959, khi tuần tra khu vực hang động, bộ đội Biên phòng Cà Xèng tại Thượng Hóa (Quảng Bình) đã bất ngờ phát hiện một nhóm “người rừng” sinh sống trong vách đá. Họ rất nhút nhát, trên người không mặc quần áo, đang leo trèo và chuyền từ cành sang cành nhanh như loài khỉ. Sau đó là một khoảng thời gian dài đội ngũ bộ đội và cán bộ đã kiên trì tiếp cận tộc người này, vận động họ rời hang đá để về định cư sinh sống tại 3 bản của xã Thượng Hóa là bản Ón, bản Yên Hợp và bản Mò O - Ồ Ồ. Tộc người này được đặt tên là người Rục, trở thành em út trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đến năm 2013, Tộc người Rục Quảng Bình đã được đưa vào danh sách Top 10 bộ lạc bí ẩn nhất thế giới. Họ tuy chỉ sinh sống trong hang sâu, có tập quán và nếp sống lạc hậu, chỉ quen thuộc với săn bắt hái lượm nhưng tộc người này cũng có đời sống tinh thần rất phong phú.
Đến năm 1959 các cán bộ nhà nước mới phát hiện ra Tộc người Rục Quảng Bình. Tuy nhiên trên thực tế, người dân tại khu vực Phong Nha đã quen thuộc với hình ảnh tộc người chuyên sinh sống ẩn mình trong các hang đá nơi rừng sâu này. Thậm chí người dân địa phương còn thêu dệt khá nhiều câu chuyện kỳ bí về nguồn gốc của tộc người này.
Còn theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì người Rục có địa vực sinh sống và phát triển lâu đời tại vùng Trườn, sát với biên giới Việt Lào. Họ là hậu duệ của người Việt Mường, trở thành một trong số hiếm hoi tộc người đến thế kỷ 19 vẫn sống bằng săn bắt và hái lượm.
Theo lời kể của những người già làng người Rục thì ngày xưa họ chỉ sống ở hang Lèn, những mái đá hoặc làm trại ở dưới chân núi. Họ thường sống ở các vùng có nước rục (là nước chảy ra từ núi đá vôi hoặc mạch ngầm trong lòng đất) thế nên mới được đặt tên là Tộc người Rục Quảng Bình.
Trước khi được phát hiện vào năm 1959 và rời hang đá, người Rục có đời sống gần như hoàn toàn tách biệt với nhịp sống bên ngoài, cuộc sống dựa vào khai thác tự nhiên giống như sinh hoạt của người tiền sử. Lúc này, người Rục không biết đến xã hội bên ngoài cũng như sự tồn tại của những dân tộc khác, họ sống rất bản năng và chỉ dùng những tấm vỏ cây để che thân một cách đơn sơ.
Người Rục dẻo dai và có phần khá “hoang dại”, họ quen với việc leo trèo cây để săn bắt, hái lượm. Món ăn của họ chủ yếu là những loại thú hoang nhỏ, ngoài ra còn có bột nhúc, bột đoác được giã thô sơ bằng đá. Ngọn cây nhúc được người Rúc hái về rồi phơi khô, sau đó đem giã nhuyễn rồi hòa với nước sôi để tạo thành một thứ bột dẻo ăn được. Người Rục còn biết cách chế thành rượu từ cây nhúc, được họ dùng như một cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ của họ cũng rất hạn chế, gần như chỉ biểu thị bằng hành động. Vì thế quá trình cán bộ tiếp xúc với Tộc người Rục Quảng Bình đã vấp phải rất nhiều khó khăn. Đến hiện tại, hầu hết người Rục vẫn không quá lưu loát tiếng Kinh, vì thế nếu muốn giao tiếp với họ thì phải nói thật chậm và nghe thật kỹ những lời họ nói.
Tập tục ngủ ngồi trong hang đá
Người Rục trước đây thường sống du canh du cư, không ở 1 chỗ cố định. Dù được Nhà nước quan tâm xây nhà cho ở nhưng vẫn có nhiều người do đi làm rẫy khá xa nên thường ngủ lại ở các hang. Từ đó, họ có tục ngủ ngồi.
Hiện nay người Rục đã có nhà nên còn rất ít trường hợp sống trong hang. Bản Mò O, bản Yên Hợp không còn. Riêng bản Ón thì còn một số người vẫn ở trong hang. Đến giờ, người trẻ không có ai ở hang, những người già còn sức khỏe thì thỉnh thoảng họ vẫn lên hang.
Khi Nhà nước có chủ trương làm nhà cho người Rục ở, ban đầu họ cũng rất khó chịu khi nằm giường, nhất là những người già họ không quen. Một số người già lại vào hang đá ngủ ngồi, nhà để không. Cho đến tận bây giờ người Rục vẫn còn giữ tục làm “cà xư”. Theo chu kì cứ mỗi 3 năm cả đại gia đình sẽ vô rừng 1 lần và ở lại trong đó cả tuần, họ đưa gà, đưa ngô, lúa vào sinh sống như để hồi tưởng lại quá khứ đã qua.
Phép thuật kỳ bí của người Rục
Hiện trong cộng đồng người Rục còn tồn tại hai dạng phép thuật bí hiểm là thuật thổi thắt, thổi mở và thuật hấp hơi. Các nhà khoa học dù đã được tận mắt chứng kiến nhưng cũng chẳng thể nghiên cứu về nó vì người Rục xem đó là sự linh thiêng, không thể tiết lộ cho người ngoài.
Thuật thổi thắt của người Rục là dùng bùa chú thổi vào người phụ nữ để sinh hoạt vợ chồng không có con. Còn khi cần có con cũng dùng bùa chú để thổi vào người phụ nữ (gọi là thổi mở).
Những phép thuật nói trên nay không còn phổ biến trong cộng đồng người Rục, nhưng những thầy Ràng (thầy Mo) vẫn còn lưu giữ. Các dụng cụ của một buổi lễ thổi thắt, thổi mở gồm: hai ống nứa dài 1m và 0,5m, một phiến đá, một cái bát đựng nước, một cái đựng hoa, sáp ong làm nến, hương và sợi tóc (hoặc sợi chỉ) để vào bát nước.
Thầy Ràng ngồi xổm, hai tay cầm hai ống nứa cà phần đầu nhọn vào phiến đá phát ra âm thanh trầm bổng. Cùng lúc, thầy đọc thần chú có vần điệu như hát theo giai điệu từ hai ống nứa, vừa đọc vừa thổi hơi vào bát nước. Theo thông lệ, chừng 30 phút sẽ đưa bát nước có sợi tóc hoặc sợi chỉ cho người phụ nữ uống. Tùy vào mục đích (thổi thắt hay thổi mở) mà thầy Ràng sẽ đọc bài chú có nội dung phù hợp.
Người Rục còn có thuật hấp hơi để tránh thú dữ. Mỗi khi vào rừng, người Rục chỉ cần đọc câu thần chú thì dù có hổ, báo, voi rừng cũng không dám đến gần để tấn công. Nếu đi theo nhóm đông, thầy Ràng có thể dùng phép thuật vẽ một vòng tròn cho nhiều người ngồi trong đó để chống lại thú dữ. Ngoài ra, thầy Ràng của bộ tộc người Rục còn có thể thổi chữa bệnh đứt tay, chân, chảy máu, rắn độc cắn... và mỗi dạng bệnh tật có những câu chú khác nhau.
Bạc Liêu - Đồng hồ đá độc nhất Việt Nam tại Bạc Liêu đã hơn 100 tuổi. Hiện di tích này đang có dấu hiệu xuống cấp, nguy cơ hư...
Trong lễ Quốc khánh của Luxembourg hôm 23/6, Đại công tước Henri thông báo sẽ bàn giao ngai vàng cho con trai, Hoàng tử Guillaume, sau 24 năm nắm quyền.
Trong khoảng 11 giờ, hơn 150 y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã lấy và ghép 8 mô tạng gồm tim, gan, thận, thận - tụy, hai tay, hai giác mạc từ người cho chết não.
Chiều 14/10, Tỉnh Đoàn Bắc Giang chủ trì, phối hợp các đơn vị tổ chức chung kết Hội thi “Nữ sinh Bắc Giang tài năng, duyên dáng', với 15 thí sinh tham dự.
Đại hội hiệp thương chọn cử anh Nguyễn Tứ Thiên làm chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Cần Thơ khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Trong ba ngày 30-7, 1 và 2-8 âm lịch (tức 2, 3 và 4-9), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia lăng Lê Văn Duyệt (1 Vũ Tùng, quận Bình Thạnh, TP.HCM) sẽ diễn ra lễ giỗ lần thứ 192 của Khâm sai chưởng tả quân Lê Văn Duyệt.
Trong lúc học bài, máy tính xách tay đang sạc pin bất ngờ phát nổ khiến bé trai 13 tuổi bị chấn thương sọ não, mù mắt, phải cắt bỏ tay.
Trong chương trình Thắp sáng ước mơ thanh niên hoàn lương, có 500 phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam Thanh Xuân được khám chữa bệnh và được giao lưu với các nghệ sĩ trẻ thành phố Hà Nội.
Theo Hội đồng Đội T.Ư, khác với phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần đầu tổ chức vào năm ngoái, chủ đề phiên họp do Hội đồng Đội T.Ư phối hợp với các bộ, ngành và các chuyên gia chọn; còn năm nay, chủ đề phiên họp được hình thành trên cơ sở lấy ý kiến của chính các em, với gần 252.000 em cho ý kiến qua khảo sát.