Tỉnh Bình Dương đang bàn việc thực hiện Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự kiến, 18.170 ha đất khi khai thác sẽ tạo nguồn thu 560.350 tỉ đồng.
Ngày 26.1, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đã có cuộc họp nghe báo cáo về Đề án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, mục tiêu của đề án là nhằm thúc đẩy sự phát triển không gian đô thị (khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại - dịch vụ, logistic…) của địa phương. Góp phần thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
Trên cơ sở hiện trạng và công tác quản lý, đề án thiết lập tạo quỹ đất phục vụ phát triển từ 59 khu đất với tổng diện tích 18.170 ha, dự kiến thu được khoảng 560.359 tỉ đồng.
Trong đó, 15 khu đất sạch với tổng diện tích 329,5 ha, có nguồn gốc thu hồi của tổ chức giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tiếp nhận, đang quản lý, dự kiến thu được khoảng 8.648 tỉ đồng;
29 khu đô thị mới và khu vực phát triển đô thị, với tổng quy mô 17.652 ha, phần lớn các dự án có vị trí dọc tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn hiện hữu, kết nối trực tiếp tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 TPHCM kết nối đường cao tốc TPHCM - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Dự kiến 29 khu đất này sẽ tạo nguồn thu khoảng 504.395 tỉ đồng (đã trừ giá trị bồi thường).
Ngoài ra, có 8 khu đất có nguồn gốc trụ sở các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, với tổng quy mô 2,53 ha. Dự kiến thu được khoảng 632,5 tỉ đồng;
7 khu đất với tổng diện tích 187 ha, có nguồn gốc từ doanh nghiệp cổ phần hóa và doanh nghiệp Nhà nước quản lý, sử dụng; dự kiến thu được khoảng 46.683 tỉ đồng.
Hiện nay, các sở ngành liên quan, UBND các địa phương đã cho ý kiến về đề án trên để Sở Tài Nguyên và Môi trường Bình Dương tiếp nhận.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo, 4 địa phương phía Bắc của tỉnh tiếp tục rà soát, bổ sung nguồn quỹ đất để hoàn thiện đề án.
Ngoài những thiệt hại về người và kinh tế, xung đột Nga-Ukraine còn kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, tạo một bước ngoặt 'đau đớn' ảnh hưởng đến tương lai thế giới.
Được giao 39 ha đất từ nhiều năm qua nhưng tiến độ đầu tư của Công ty TNHH Thùy Dương vào khu du lịch hồ Than Thở rất chậm. Nay doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh quy mô dự án lên 118 ha; đề nghị tăng vốn từ hơn 29 tỷ đồng lên hơn 4.540 tỷ đồng và “hình thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế và khu vực”...
Ngày 26/8, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis đã kêu gọi Nga khôi phục Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
Sau hơn 1 năm quyết liệt triển khai, đến nay, xã Khánh Hà (huyện Thường Tín , Hà Nội) đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 100% ( 24,86ha) diện...
Hàng ngàn giáo viên tại Đắk Lắk lo lắng trước thông báo truy thu tiền phụ cấp ưu đãi trong nhiều năm do nhiều địa phương chi trả số tiền phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo vượt mức quy định.
Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.
Vừa qua, Anh hùng Lao động Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á và Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam là nhà lãnh đạo duy nhất được trao giải thưởng “Visionary CEO of the Year – Nhà lãnh đạo có tầm nhìn xuất sắc” do tạp chí Global Brands (Vương quốc Anh) bình chọn.
Tại Diễn đàn Xúc tiến Du lịch và Hợp tác Văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc 2024, Vietjet kỷ niệm 10 năm mở đường bay tới “xứ sở Kim chi” , đồng thời công bố đường bay mới Daegu – Nha Trang.
Nga đã thiệt hại ít nhất 400 tỷ USD, sau hơn 17.000 lệnh trừng phạt đánh váo các cá nhân và tổ chức, kể từ khi xung đột với Ukraine khởi phát, tuy nhiên, theo Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, 'dù đây là đòn mạnh đối với Moscow, nhưng vẫn cần phải tấn công nhiều hơn nữa'.