IMF tiếp tục cảnh báo về xung đột Nga-Ukraine và bước ngoặt 'đau đớn' đối với kinh tế toàn cầu

11:30 23/06/2024

Ngoài những thiệt hại về người và kinh tế, xung đột Nga-Ukraine còn kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, tạo một bước ngoặt "đau đớn" ảnh hưởng đến tương lai thế giới.

Cảnh báo mới nhất của IMF, sự phân mảnh của nền kinh tế thế giới có thể khiến GDP toàn cầu giảm 4,5% trong năm 2024. (Nguồn: Foreign Policy)
Xung đột Nga-Ukraine đang kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, tạo một bước ngoặt "đau đớn" ảnh hưởng đến tương lai thế giới. (Nguồn: Foreign Policy)

Đây là một kết luận được nêu trong báo cáo của Phó Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Gita Gopinath.

Quan chức IMF cho rằng, “Xung đột Nga-Ukraine tạo ra một bước ngoặt đối với nền kinh tế toàn cầu. Nó làm tăng áp lực phân mảnh, cũng như tăng chi tiêu quốc phòng, khi các quốc gia đồng loạt nhận thấy phải “tự bảo hiểm” bằng cách tăng cường các biện pháp an ninh kinh tế và an ninh quốc gia”.

Bà Gita Gopinath lưu ý, các biện pháp như vậy giúp các nước thích ứng với thực tế tình trạng xung đột mới. Tuy nhiên, khi so sánh với hàng thập kỷ định hướng hội nhập kinh tế, những biện pháp này “có thể sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu dễ bị sốc hơn do áp lực lạm phát cao hơn, tăng trưởng sản lượng tiềm năng giảm và tài chính công bấp bênh”. Trong đó, nền kinh tế Ukraine phải chịu tác động lớn nhất, Phó giám đốc IMF nhấn mạnh.

Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhiều nước và các chính sách kinh tế vĩ mô do chính quyền Kiev thực hiện, bao gồm cả các hành động của Ngân hàng quốc gia Ukraine, đã phần nào giúp nền kinh tế Đông Âu này tránh được tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô sâu sắc vốn thường đi kèm với các xung đột ở quy mô này và đáng chú ý là đã giữ cho lạm phát không tăng vọt.

Mặc dù vậy, thiệt hại đối với nền kinh tế Ukraine là rất lớn, với sản lượng thấp hơn khoảng 25% so với mức trước xung đột quân sự và phần lớn vốn dự trữ tiêu tan.

Nền kinh tế Ukraine cần được trợ giúp liên tục để hồi phục. “Hội nghị Phục hồi Ukraine ở Berlin (11-12/6) vừa thảo luận về những cách mà thế giới có thể giúp đỡ, trong đó, IMF sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình", bà Gopinath lưu ý.

Trong khi đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine còn gây ra hậu quả trên quy mô toàn cầu, chủ yếu đối với châu Âu và các nước láng giềng trực tiếp của Ukraine ở Trung, Đông và Đông Nam Âu.

Đầu tiên là vấn nạn lạm phát. Xung đột quân sự là một cú sốc lớn về nguồn cung đối với các khu vực nói trên và các nước châu Âu khác phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga. Khi dòng khí đốt từ Nga ngừng chảy vào, giá năng lượng tăng vọt, thúc đẩy lạm phát và gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Sự gián đoạn trong xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine cũng đã góp phần tạo ra lạm phát lương thực và gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng, đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19 - khi sức mua của người dân giảm và lạm phát gia tăng, buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Thứ ba, chi tiêu quốc phòng đã tăng lên và có thể sẽ tiếp tục tăng do các nước đều cho rằng, những thách thức đối với an ninh quốc gia đang gia tăng.

Trên thực tế, không chỉ chi phí trực tiếp do cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra rất lớn, cũng không thể bỏ qua những tác động lan tỏa mà nó đang gây ra đối với bối cảnh địa kinh tế và nền kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, “tôi cho rằng, chiến dịch quân sự mà Nga tiến hành ở Ukraine đã tạo một bước ngoặt dẫn đến sự phân mảnh kinh tế toàn cầu”, quan chức IMF nói.

Trong một báo cáo trước đó, IMF ước tính, hoạt động của nền kinh tế toàn cầu hiện vẫn cho phép tăng trưởng lên tới 3,2% trong năm nay, bất chấp mọi thách thức hiện có.

Tuy nhiên, nhận định về vấn đề này, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva lưu ý, môi trường toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức và căng thẳng địa chính trị làm tăng nguy cơ phân mảnh nền kinh tế toàn cầu. Theo bà Kristalina Georgieva, hoạt động kinh tế toàn cầu vẫn còn rất yếu so với trước đây.

Đặc biệt lo ngại về sự phân mảnh trong nền kinh tế toàn cầu, ngay từ hồi đầu năm 2024, người phát ngôn của IMF Julie Kozack cũng từng lưu ý một số dấu hiệu ban đầu về chiến lược “giảm rủi ro” và sự phân mảnh trong dữ liệu mà IMF đang xem xét. Theo đó, một số khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang ngày càng chảy vào các quốc gia có liên kết địa chính trị, trong khi các biện pháp hạn chế thương mại có xu hướng tăng lên trong khoảng 5 năm qua.

Theo số liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), khoảng 3.000 biện pháp hạn chế thương mại đã được áp dụng vào năm ngoái trên khắp thế giới - gần gấp 3 lần số lượng được áp dụng vào năm 2019. Nếu sự phân mảnh ngày càng sâu sắc, các biện pháp hạn chế thương mại ngày càng nhiều, thế giới có thể rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Theo IMF, trong lúc đánh giá tác động kinh tế của các chiến lược giảm rủi ro của các nền kinh tế, đội ngũ của thể chế tài chính hàng đầu thế giới này đã phát hiện một số chiến lược tiềm ẩn lực cản đối với sự tăng trưởng. Chẳng hạn, GDP toàn cầu có thể giảm 1,8% trong một số trường hợp nhất định, thậm chí trong trường hợp chiến lược giảm rủi ro mang tính cực đoan hơn, GDP toàn cầu có thể giảm tới 4,5%.

Phó Giám đốc điều hành Gita Gopinath cũng từng cảnh báo, thiệt hại có thể lên đến 7% GDP toàn cầu nếu nền kinh tế thế giới chia thành hai khối chủ yếu là Mỹ với châu Âu và Trung Quốc với Nga.

Ngày 12/1, Reuters dẫn dữ liệu của hải quan Trung Quốc cho biết, thương mại hai chiều của Trung Quốc với Nga vào năm 2023 đạt 240 tỷ USD, lập thêm một kỷ lục mới, khi hai nước thúc đẩy quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn ngay cả khi xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn.

Trong khi Nga tăng cường thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) cho hàng nhập khẩu trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt, Trung Quốc cũng tăng cường sử dụng đồng NDT để mua hàng hóa của Nga. Dữ liệu hải quan cho thấy, tính theo đồng NDT, giá trị thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Nga đứng ở mức 1,69 nghìn tỷ NDT (235.90 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm
Ôm mối lo sống trong những chung cư mini chật hẹp, không thiết bị PCCC ở Hà Nội

Ôm mối lo sống trong những chung cư mini chật hẹp, không thiết bị PCCC ở Hà Nội

15:30 13/09/2023

Chung cư mini mọc lên san sát trong các ngõ, ngách lớn, nhỏ tại Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, việc chung cư mini đua nhau 'mọc' lên tại các ngõ nhỏ, ngách nhỏ giao cắt, đan xen dày đặc nhà cao tầng đang đẩy mối nguy hỏa hoạn về phía người thuê. Nơm nớp lo nguy cơ cháy nổ Ngay sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra rạng sáng 13/9 tại chung cư mini nằm sâu trong ngõ 29 Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều cư dân sinh sống ở...

Indonesia đặt mua thêm 18 chiến đấu cơ Rafale của Pháp

Indonesia đặt mua thêm 18 chiến đấu cơ Rafale của Pháp

08:30 27/04/2023

Đơn hàng trên nằm trong số 42 chiến đấu cơ Rafale mà Jakarta dự định đặt mua từ Pháp nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân.

Kiến nghị thanh tra 700 căn nhà không phép ở cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu

Kiến nghị thanh tra 700 căn nhà không phép ở cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu

15:50 18/09/2023

Đồng Nai - Ngày 18.9, UBND phường Phước Tân kiến nghị UBND TP Biên Hòa sớm giao cho thanh tra liên ngành thanh tra khoảng 700 căn nhà của 700...

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ cao tốc Bắc - Nam, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa

16:00 01/05/2023

Sáng 1/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Cưỡng chế đất của 3 hộ dân để xây sân vận động lớn nhất Thái Nguyên

Cưỡng chế đất của 3 hộ dân để xây sân vận động lớn nhất Thái Nguyên

20:10 09/12/2023

Các hộ dân này đều đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhưng vẫn chưa bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Sân vận động...

Khánh Hòa: Văn bản cho thi công dự án Ocean Hills là giả

Khánh Hòa: Văn bản cho thi công dự án Ocean Hills là giả

15:00 17/05/2023

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản cho biết, hiện nay, trên một số trang mạng xã hội đăng tải Công văn số 982/VB-UBND ngày 1/3 của UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương cho thi công dự án Ocean Hills. UBND tỉnh khẳng định, văn bản này là giả mạo, không phải do nơi đây ban hành. Để xử lý văn bản giả mạo trên, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các sở, ba...

Cuộc thi Tái tạo xanh: 'Hãy tái chế tôi, cho tôi một cuộc đời mới'

Cuộc thi Tái tạo xanh: 'Hãy tái chế tôi, cho tôi một cuộc đời mới'

07:20 24/08/2024

Đó là câu nói lấy làm động lực để thầy giáo Ngô Minh Khôi (48 tuổi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) nuôi dưỡng đam mê tái chế của mình.

Quy định bảo hiểm xã hội một lần chờ Quốc hội quyết

Quy định bảo hiểm xã hội một lần chờ Quốc hội quyết

21:40 08/06/2023

Sau khi tiếp thu góp ý của người dân, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến sẽ trình cả 2 phương án sửa quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần để Quốc hội xem xét, quyết định.

Tận thấy trại nuôi cua biển trong hộp nhựa đầu tiên ở Hà Tĩnh

Tận thấy trại nuôi cua biển trong hộp nhựa đầu tiên ở Hà Tĩnh

10:30 24/03/2023

Đôi vợ chồng ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư hơn 700 triệu đồng nuôi cua biển trong hộp nhựa. Đây là mô hình đầu tiên tại địa phương này, tạo hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới