Mặc dù thời gian đến kì thi tốt nghiệp THPT vẫn còn khá xa song có nhiều học sinh đang cảm thấy áp lực, ôn luyện ngày đêm.
Học 15 - 16 tiếng 1 ngày
Sát đến thời điểm kiểm tra giữa học kì 1, lịch học thêm của em Bùi Ánh Quỳnh - học sinh lớp 12 tại một trường THPT ở Hà Nội - trở nên dày đặc. Ngoài giờ học chính trên lớp, em đăng kí các lớp học thêm online. Lịch học dày đặc khiến nữ sinh gần như không có thời gian giải trí và vô cùng mệt mỏi.
“Hết học thêm trên lớp, em lại lập tức trở về nhà học online. Trung bình một ngày em dành khoảng 15 - 16 tiếng cho việc học. Thời gian còn lại em tranh thủ nghỉ ngơi, làm việc nhà. Chính vì vậy mà em không thể cho bản thân mình tham gia các hoạt động giải trí khác.
Bố mẹ em đều đặt ra kì vọng lớn và mong em đạt được điều đó. Em thấy tâm lý này là mong muốn chung của tất cả các bậc phụ huynh. Em chỉ lo sợ mình không thực hiện được điều mà bố mẹ gửi gắm và hi vọng vào em” – Ánh Quỳnh bày tỏ.
Em Đặng Kim Anh – học sinh Trường THPT Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng luôn tự tạo áp lực cho bản thân trong quá trình học tập để không phụ lòng bố mẹ.
“Số lượng bài vở quá nhiều khiến em phải tranh thủ học ngày cày đêm. Ngoài áp lực đồng trang lứa, gánh nặng thi cử, em còn phải đối mặt với sức ép từ phía gia đình.
Em hỏi ý kiến của bố mẹ, bố mẹ muốn em thi vào khối ngành kinh tế nhưng nguyện vọng của em lại rất muốn học lĩnh vực về công nghệ. Em cũng muốn bố mẹ yên tâm về mình và thoả mãn được mong đợi nên đã hứa sẽ ôn tập và thi cả hai khối ngành khác nhau” - Kim Anh tâm sự.
Mỗi ngày, nữ sinh phân bổ thời gian học làm 2 múi giờ: Từ 5 giờ sáng đến 16 giờ chiều sẽ trau dồi thêm kiến thức, từ 18 giờ đến 23 giờ đêm, em dành thời gian để luyện đề, kiểm tra năng lực hiện tại của mình.
“Đầu óc em lúc nào cũng căng thẳng nhưng em vẫn phải cố vì mục tiêu của mình và của cả gia đình. Việc thức đêm cũng khiến em rơi vào tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, đôi lúc em còn bỏ bữa vì không còn tâm trạng để ăn uống” – nữ sinh bộc bạch.
Mong càng ít môn thi tốt nghiệp THPT càng tốt
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang thực hiện lấy ý kiến khảo sát phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - thời điểm Chương trình giáo dục phổ thông 2018 áp dụng đồng bộ ở các bậc học. Cụ thể, có 3 phương án được đưa ra:
Phương án 4+2 với 4 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12;
Phương án 3+2 với 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 môn lựa chọn;
Phương án 2+2 với 2 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn lựa chọn.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, phương án thi tốt nghiệp THPT 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi 13 buổi, giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.
Phương án này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em.
Về phía người học, nhiều ý kiến học sinh ủng hộ và mong muốn càng ít môn thi tốt nghiệp THPT càng tốt. Bởi việc giảm số môn thi đồng nghĩa giảm áp lực thi cử, gánh nặng tâm lí.
"Em ủng hộ phương án thi tốt nghiệp 2+2. Với phương án đó, có ít môn học nhất, với học sinh, giảm nặng vấn đề về kiến thức, lượng cần học, cần ôn" - em Nguyễn Trang Anh - học sinh lớp 11 Trường THPT Việt Đức bày tỏ mong muốn.
Từng phải tạm gác lại mong ước đi du học vì gia đình xảy ra biến cố, thế nhưng, bằng sự cố gắng bền bỉ, Khánh Linh đã thành công...
Sở GDĐT tỉnh Bình Định vừa buộc dừng hoạt động Trung tâm Anh ngữ Hành Tinh (thị xã An Nhơn, Bình Định) do hoạt động “chui”.
Trong vòng 6 tháng qua, gần 14.000 ôtô vô thừa nhận rải rác trên các con phố ở Oakland, bang California, khiến chính quyền đau đầu tìm cách giải quyết.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Luật Nhà giáo gồm nhiều chính sách, trong đó có điểm mới là tuyển dụng giáo viên sẽ do...
Chật vật với chuyện “cơm áo gạo tiền”, không ít các thầy cô đã từ bỏ con đường dạy học để rẽ nhánh sang hướng đi khác. Nhiều thầy cô...
Tính đến ngày 2.7, trên cả nước đã có 71 trường đại học, học viện công bố điểm chuẩn học bạ THPT năm 2023.
Tuy chỉ là hiện tượng tự nhiên nhưng nhiều người đã mê tín tổ chức cúng bái, lấy nước từ giếng khoan về uống để chữa bệnh và đổ vào đồng ruộng với hy vọng lúa trúng mùa.
Hiện nhiều thí sinh chưa đăng ký xét tuyển nguyện vọng đại học lên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do đang cân nhắc lựa...
Theo các chuyên gia, không công khai học phí là điều khuất tất, giáo dục đại học phải đảm bảo minh bạch, rõ ràng.