Áo choàng tàng hình có thể đánh lừa radar

11:50 31/01/2024

Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển vật liệu áo choàng tàng hình kết hợp đặc điểm của tắc kè, ếch thủy tinh và rồng râu.

Lấy cảm hứng từ quái vật chimera trong thần thoại Hy Lạp, các nhà nghiên cứu Trung Quốc kết hợp đặc điểm của 3 động vật máu lạnh gồm tắc kè, ếch thủy tinh và rồng râu để tạo ra vật liệu lai có thể biến áo choàng tàng hình thành hiện thực, Times of India hôm 30/1 đưa tin. Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Cát Lâm và Thanh Hoa cho biết họ thiết kế một phiên bản thử nghiệm dựa trên chiến thuật sinh tồn tự nhiên đặc trưng của mỗi loài động vật, không thể phát hiện qua vi sóng, ánh sáng khả kiến và quang phổ hồng ngoại.

Trong nghiên cứu công bố hôm 30/1 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà nghiên cứu chia sẻ họ sử dụng cách tiếp cận dựa trên sinh kỹ thuật đối với vấn đề ngụy trang hiện nay, đó là thiếu sự linh hoạt ở nhiều địa hình khác nhau. "Công trình nghiên cứu của chúng tôi chuyển đổi công nghệ ngụy trang từ tình huống hạn chế sang địa hình thay đổi, tạo ra một bước tiến lớn hướng đến điện từ học thế hệ mới", nhóm chuyên gia cho biết.

Nghiên cứu dựa vào những tiến bộ nhanh chóng gần đây trong lĩnh vực siêu vật liệu và sợi tổng hợp với khả năng điều khiển sóng điện từ độc đáo, được áp dụng ngày càng nhiều vào công nghệ tàng hình. Thông qua kiểm soát chính xác cấu trúc bề mặt, siêu vật liệu có thể phản xạ sóng điện từ theo cách chuyên biệt, khiến vật thể tàng hình trước radar. Nhưng chức năng định sẵn của chúng chỉ có thể cung cấp khả năng ngụy trang trong một số môi trường.

Các nhà khoa học Trung Quốc hướng tới một siêu vật liệu có thể thích nghi với điều kiện quang phổ và địa hình đa dạng đồng thời vẫn duy trì khả năng chống phát hiện bằng ánh sáng khả kiến và hồng ngoại. Họ gọi siêu vật liệu này là Chimera, đặt theo tên quái vật cấu tạo từ 3 loài vật khác nhau, do nó tích hợp đặc điểm thay đổi màu sắc của tắc kè, độ trong suốt của ếch thủy tinh và điều phối nhiệt độ của rồng râu.

Trưởng nhóm nghiên cứu Xu Zhaohua đến từ Đại học Cát Lâm tiết lộ nguồn cảm hứng đầu tiên của họ là tắc kè, loài thằn lằn nổi tiếng với khả năng thay đổi màu sắc và tông da. Siêu vật liệu Chimera mô phỏng tắc kè bằng cách điều chỉnh đặc điểm phản xạ vi sóng để hòa lẫn vào phong cảnh khác nhau, từ mặt nước tới đồng cỏ. Thiết kế của Chimera cũng chịu ảnh hưởng từ ếch thủy tinh sống trong rừng mưa ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, loài vật giấu phần lớn máu trong gan khi ngủ, khiến cơ thể nó trong suốt. Các nhà nghiên cứu chèn hệ mạch điện của Chimera vào giữa các lớp nhựa PET và thủy tinh thạch anh để đạt mức độ trong suốt quang học tương tự đặc tính tàng hình tự nhiên của ếch thủy tinh.

Nhóm nghiên cứu phải đối mặt thách thức về cách giấu nhiệt sinh ra từ điện dùng cho các mạch bề mặt của siêu vật liệu, có thể bị lộ trước máy dò hồng ngoại. Nhằm giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học dựa vào rồng râu ở Australia. Loài bò sát này điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách thay đổi màu sắc lưng, từ vàng nhạt khi cần hạ nhiệt tới nâu sậm để giữ ấm.

Sử dụng một thiết kế điều khiển cơ học, nhóm nghiên cứu giảm thiểu chênh lệch nhiệt của Chimera xuống 3,1 độ C, mức không thể phát hiện bằng công nghệ chụp ảnh nhiệt trong nhiều địa hình khác nhau. Thông qua bắt chước cách rồng râu phản ứng với môi trường tự nhiên, siêu vật liệu Chimera có thể giảm khả năng nó bị phát hiện bằng máy dò nhiệt từ xa.

Theo bài báo nghiên cứu, một phiên bản thử nghiệm của siêu vật liệu Chimera được phát triển theo quy trình 5 bước, bắt đầu với họa tiết trên nhựa, sau đó là tạo mắt lưới kim loại và kết thúc với việc lắp ráp thủ công để đạt khả năng tàng hình ở nhiều quang phổ. Nhóm nghiên cứu cho biết những tiềm năng ứng dụng của công nghệ mới rất rộng, từ sử dụng trong quân đội tới bảo tồn động vật hoang dã. Trong quân sự, Chimera có thể cung cấp lợi thế quan trọng cho phép binh lính hoặc các vật thể hòa lẫn vào môi trường đa dạng, đồng thời tránh bị phát hiện bởi camera, máy dò hồng ngoại, và thiết bị quang học. Công nghệ cũng giúp quan sát động vật trong môi trường tự nhiên mà không xâm lấn. Thông qua giảm thiểu tác động của con người lên động vật hoang dã, Chimera có thể đóng góp vào nỗ lực bảo tồn.

An Khang (Theo Times of India)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Xe tăng Abrams “bất khả chiến bại” của Mỹ đang gục ngã trước Nga

Xe tăng Abrams “bất khả chiến bại” của Mỹ đang gục ngã trước Nga

10:10 01/06/2024

Xe tăng Abrams của Mỹ đang gặp khó khăn trên chiến trường Ukraina, khi binh lính Nga chế giễu chúng là những “lon thiếc rỗng”, theo The Telegraph.

Công bố lộ trình dừng công nghệ di dộng 2G tại Việt Nam

Công bố lộ trình dừng công nghệ di dộng 2G tại Việt Nam

05:40 06/07/2024

Ngày 5/7, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố thông tin về lộ trình tắt sóng 2G. Về lộ trình dừng công nghệ di động 2G tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn GSM (hệ thống 2G) hiện có được cấp lại giấy phép băng tần 900Mhz, 1800MHz tại thời điểm tháng 9/2024 khi đáp ứng điều kiện. Cụ thể, từ ngày 16/9/2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ...

Nhận thức về nhân lực theo tư duy thợ hồ khá phổ biến

Nhận thức về nhân lực theo tư duy thợ hồ khá phổ biến

00:50 21/07/2024

Theo TS. Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng , nhận thức về nhân lực CNTT theo tư duy thợ hồ khá phổ...

Phát hiện mới về sự sống ban đầu trên Trái đất

Phát hiện mới về sự sống ban đầu trên Trái đất

11:10 18/07/2024

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tiết lộ những hiểu biết mới về hệ sinh thái sơ khai nhất của Trái đất và đi đến một kết quả đáng kinh ngạc.

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

07:30 31/08/2024

Phần Lan sẽ sớm trở thành nước đầu tiên trên thế giới tìm cách chôn chất thải hạt nhân trong nấm mồ sâu dưới lòng đất, nơi có thể lưu trữ nó trong 100.000 năm tới.

Trung Quốc lại đột phá trong phát minh, tạo ra 'pin nước' mạnh hơn pin lithium

Trung Quốc lại đột phá trong phát minh, tạo ra 'pin nước' mạnh hơn pin lithium

14:40 06/05/2024

Theo SCMP, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại 'pin nước' có mật độ năng lượng gần gấp đôi pin lithium truyền thống, có tiềm năng lớn trong việc ứng dụng vào các ngành công nghệ năng lượng sạch tương lai, như xe điện. Nhóm nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết, pin nước chứa i-ốt và brom có mật độ năng lượng 1200 watt-giờ mỗi lít (Wh/L) so với 700 Wh/L của pin lithium. Họ cho biết thêm pin nước cũng an toàn...

Thông tin xung quanh sự cố của Microsoft

Thông tin xung quanh sự cố của Microsoft

04:40 23/07/2024

Microsoft thừa nhận dù chưa tới 1%, tương đương khoảng 8,5 triệu thiết bị chạy hệ điều hành Windows trên toàn cầu, bị ảnh hưởng nhưng sự cố đã gây những tác động lớn đến xã hội và kinh tế.

Bộ Công an sửa Thông tư liên quan đến kiểm soát giấy phép lái xe

Bộ Công an sửa Thông tư liên quan đến kiểm soát giấy phép lái xe

19:10 01/07/2024

Từ hôm nay (1.7.2024), người dân có thể xuất trình giấy phép lái xe qua VNeID cho lực lượng Cảnh sát giao thông khi được yêu cầu kiểm tra, theo Thông tư mới của Bộ Công an.

Bất ngờ hồ chứa nước Ka Pét cạn trơ đáy

Bất ngờ hồ chứa nước Ka Pét cạn trơ đáy

15:20 01/04/2024

Dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có trữ lượng điều tiết dung tích hơn 51 triệu m3. Tuy nhiên, do hồ Ka Pét chưa được xây dựng nên khu vực lòng hồ vào mùa khô cạn trơ đáy, còn mùa mưa thì hàng triệu m3 nước lại đổ thẳng ra biển.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới