Nguồn cung gạo từ Ấn Độ quay trở lại có khả năng sẽ khiến các nước xuất khẩu gạo chủ lực khác như Pakistan, Thái Lan và Việt Nam phải giảm giá thành.
Ngày 28-9, Ấn Độ bật đèn xanh cho việc xuất khẩu gạo trắng non-basmati trở lại, trong bối cảnh gạo tồn kho ở nước này đang tăng vọt và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới trong vài tuần tới.
Dẫn nhân định từ các thương nhân, các chuyến hàng gạo lớn hơn từ Ấn Độ sẽ tăng cường nguồn cung toàn cầu nói chung, khiến giá gạo quốc tế mềm hơn khi các nước xuất khẩu gạo chủ lực khác như Pakistan, Thái Lan và Việt Nam phải giảm giá thành.
Theo lệnh của Chính phủ Ấn Độ, New Delhi ấn định giá sàn xuất khẩu gạo trắng non-basmati là 490 USD/tấn. Lệnh này được ban hành một ngày sau khi Ấn Độ cắt giảm thuế xuất khẩu gạo trắng về 0.
Hôm 27-9, Ấn Độ cũng đã giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống còn 10%.
Hồi đầu tháng 9, trước sự phàn nàn của hàng ngàn nông dân khi gạo của họ thiếu khả năng tiếp cận các thị trường nước ngoài sinh lợi như châu Âu, Trung Đông và Mỹ, Chính phủ Ấn Độ cũng đã có động thái dỡ bỏ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩu,
Trước đó vào năm 2023, Ấn Độ đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo, trong bối cảnh hiện tượng thời tiết El Nino làm đấy lên lo ngại về khả năng lượng mưa gió mùa kém. Các biện pháp này được kéo dài đến năm 2024 nhằm bình ổn giá cho thị trường trong nước trước cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 4-6 vừa qua.
Nhờ lệnh cấm xuất khẩu vào năm 2023, nguồn cung gạo trong nước của Ấn Độ đã tăng lên, giúp lượng gạo trong các kho của chính phủ cũng tăng.
Dự trữ gạo tại Tổng công ty Lương thực nhà nước Ấn Độ vào ngày 1-9 chạm mức 32,3 triệu tấn, cao hơn 38,6% so với năm ngoái, giúp chính phủ có nhiều dư địa để nới lỏng hạn chế xuất khẩu gạo, Hãng tin Reuters đưa tin.
Cùng với đó, nhờ có lượng mưa gió mùa dồi dào, nông dân Ấn Độ trong năm 2024 đã trồng lúa trên 41,35 triệu ha, tăng so với 40,45 triệu ha của năm 2023 và trung bình 40,1 triệu ha trong 5 năm trở lại đây.
Dù phát hiện sai phạm từ năm 2018 nhưng đến nay việc xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan Lô đất 'vàng' tại hành lang suối ở thị trấn Đăk Hà (Kon Tum) vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Hoán đổi ngày làm việc để nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4; Tiêu thụ điện tăng chóng mặt; Thông tin đáng chú ý về phó cục trưởng thuộc Bộ Công Thương vừa bị bắt; Sát lễ hàng không thấp thỏm lo thiếu máy bay... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã gặp người đồng cấp Malaysia Anwar Ibrahim và người đồng cấp Singapore Lý Hiển Long nhằm thúc đẩy hợp tác song phương về thương mại, giáo dục, an ninh năng lượng...
Hơn một tháng trước, tôi viết bài “Camera rình rập” cảnh báo nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân từ nguồn camera an ninh xuất hiện khắp nơi tại Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định về bồi thường , hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó...
Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị Sở Xây dựng Lâm Đồng cung cấp thông tin về khu nhà vi phạm trên một quả đồi ở huyện Bảo Lâm, trong đó 17 căn đã được xây dựng gần hoàn chỉnh.
Không chỉ vay ngân hàng, Quốc Cường Gia Lai còn có nhiều khoản vay cá nhân cùng khoản phải trả ngắn hạn lớn.
Khu biệt phủ xây dựng trái phép trên rừng đặc dụng Hải Vân vẫn tồn tại. UBND quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã ra “tối hậu thư” cho ông Ngô Văn Quang, giám đốc một công ty khai thác vàng ở Quảng Nam, chủ khu biệt phủ xây dựng trái phép trên núi Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) phải hoàn thành tháo dỡ, vận chuyển tất cả tài sản, bàn giao nguyên trạng đất trước ngày 31/12/2018. Tuy nhiên, đến nay, sau 6 năm, trong khu biệt phủ này vẫn...
Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì liên quan đến đại dự án 25.000 tỉ đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh tại huyện Đức Trọng. Đây...