Chuỗi "đối thoại khám phá tương lai" giữa các nhà khoa học hàng đầu thế giới, chủ nhân giải Nobel với sinh viên 6 trường đại học của Việt Nam được đánh giá "khích lệ nhà nghiên cứu trẻ theo đuổi đam mê".
Lễ vinh danh giải thưởng VinFuture 2023 và Tuần lễ Khoa học được tổ chức từ 18 đến 21/12 tại Hà Nội với nhiều hoạt động tọa đàm, giao lưu xuyên suốt về các chủ đề thời sự. Trong đó GS. Salim Abdool Karim, chủ nhân giải VinFuture 2021 nói về xây dựng năng lực nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề y tế toàn cầu; GS Susan Solomon (Mỹ) nói về câu chuyện về lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực; GS Stanley Whittingham và GS. Martin Andrew Green bàn những phát triển đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh...
GS.TS.BS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội đánh giá ý tưởng "tuyệt vời" vì tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam được tiếp xúc trực tiếp với các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Đây là cơ hội trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm triển khai các đề tài nghiên cứu và cách tiếp cận các nguồn tài trợ.
Theo GS Văn thông thường các nghiên cứu trẻ chủ yếu tiếp cận các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng qua các công trình, phương tiện truyền thông. Vì vậy được tham dự trực tiếp các bài giảng sẽ tạo đam mê, ham muốn khám phá trong khoa học. "Giống như GS Karim, chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2022, nói làm khoa học phải có đam mê thì mới tạo được động lực cho cả chặng đường dài sau này", ông nói.
Là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng VinFuture, GS Võ Tòng Xuân, Trường Đại học Nam Cần Thơ, bày tỏ sự kỳ vọng các nhà khoa học trẻ sẽ được định hướng trên con đường nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam.
Ông cho hay Hội đồng sơ khảo và Hội đồng Giải thưởng VinFuture không chỉ nhìn nhận giá trị khoa học của một sáng kiến dựa trên bài báo, mà còn đánh giá ý nghĩa thực tiễn mang lại. Đó là những nghiên cứu được nhìn vấn đề thực tế người nông dân gặp phải, làm sao nâng cao chất lượng cuộc sống từ đó xây dựng các công trình đưa vào báo cáo khoa học. "Xu hướng ở nhiều quốc gia hiện nay, trong đó Việt Nam, các nhà khoa học suy nghĩ về quá nhiều chủ điểm để nghiên cứu và cố gắng đưa các bài báo lên tạp chí quốc tế công bố là xong nhưng không ứng dụng trong thực tế. Điều đó tốn kém về tiền của", ông nói.
GS Võ Tòng Xuân gợi ý, khi ngân sách nghiên cứu hạn chế, nhà khoa học trẻ nên tìm và xác định vấn đề thực tiễn, xã hội ở những địa bàn, khu vực mà gần gũi với chuyên ngành đang theo đuổi. Sau đó phải thiết kế các giả thiết, thực hiện các thí nghiệm để thử nghiệm vấn đề đưa ra, từ đó kết quả mới được ứng dụng.
Ông cho rằng thay vì chỉ làm nên một bài báo, một chủ đề cho kết quả xong rồi để trên giá sách, hãy nghiên cứu những gì con người đang quan tâm với kết quả chạm tới cuộc sống người dân. "Tôi hy vọng các nhà nghiên cứu trẻ theo định hướng đó, các bạn trẻ hãy luôn học hỏi, trước hết hãy học thật", ông nói.
GS Stanley Whittingham, Đại học Binghamton, Đại học bang New York, Mỹ, bày tỏ ấn tượng. "Tôi rất ấn tượng các bạn trẻ đam mê với ngành học và quan tâm ngành năng lượng cùng sự phát triển trong tương lai Việt Nam", ông nói.
GS Whittingham từng mô tả bản thân thường cảm nhận và tìm tòi động lực từ những người trẻ. Ông kể "vẫn giữ liên lạc với hầu hết sinh viên" thậm chí hàng tuần qua zoom, từ học sinh thời phổ thông sau này thành giáo sư hóa học, hay sinh viên từ Mỹ, Trung Quốc để trao đổi công nghệ hay khởi nghiệp. Từ kinh nghiệm làm khoa học, ông hy vọng sinh viên Việt Nam hãy thật sự theo đuổi những gì bản thân mong muốn. "Đừng làm mọi thứ vì tiền, hãy tìm thấy đam mê từ ngành học của mình hơn nữa", ông nói.
Còn Martin Green, Đại học New South Wales, Australia nói ông được truyền cảm hứng rất nhiều bởi sinh viên Việt Nam vì rất quan tâm đến lĩnh vực năng lượng sạch và đưa ra những câu hỏi ấn tượng. Ông cho hay lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo sẽ có rất nhiều cơ hội trong tương lai, do đó ông mong các nhà nghiên cứu trẻ kiên trì và giữ vững đam mê.
Như Quỳnh
Vệ tinh mang tên L-SAR4 01 được phóng vào lúc 1h26 ngày 13/8 (00h26 cùng ngày theo giờ Hà Nội) bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B và đã đi vào quỹ đạo thành công theo kế hoạch.
Yan Hongsen được gọi là 'cậu bé tên lửa' khi tự học lập trình và viết chương trình vận hành cho tên lửa mini tự chế.
Những tòa tháp cao hàng trăm mét giúp kiểm tra chất lượng, độ an toàn của thang máy khi di chuyển tốc độ cao, lên tới 19 m mỗi giây.
Thế giới chưa từng chứng kiến sự sinh sản của những 'kẻ khổng lồ' dưới biển như cá voi xanh và sinh vật quý hiếm trên cạn như sao la.
Người dân cung cấp cho Báo Lao Động ghi lại đoạn video một chiếc xe bán tải chở theo 1 trẻ em ngồi sau thùng xe, di chuyển trên đường...
Hơn 800.000 camera tại Việt Nam bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh lên mạng, trong đó nhiều thiết bị có thể bị chiếm quyền điều khiển để leo thang tấn công.
Thực vật phát ra âm thanh ở tần số 40-80 kilohertz và khi chuyển sang tần số mà con người có thể nghe, âm thanh phát ra từ thực vật nghe hơi giống tiếng nổ bỏng ngô hoặc tiếng nổ của túi bong bóng.
Thông tin trên được ông Ngô Vĩ Nhân tiết lộ trong bài phát biểu tại Hội nghị Vũ trụ Trung Quốc tổ chức tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ông cho biết, là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn xây dựng phiên bản cơ bản của Trạm nghiên cứu Mặt Trăng quốc tế, tàu Hằng Nga-6 sắp được phóng trong thời gian tới để thực hiện sứ mệnh lấy mẫu trên vùng tối của Mặt Trăng và đem trở về Trái Đất; tàu Hằng Nga-7 sẽ được phóng vào khoảng...
Tỉnh Hải Nam trở thành nơi lắp đặt turbine gió ngoài khơi công suất lớn nhất thế giới mang tên MySE 18.X-20 MW.