Tạo cơ chế minh bạch hơn cho nghiên cứu khoa học trọng điểm

01:30 07/07/2024

TPO - Hàng loạt cơ chế, chính sách được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thời gian qua nhằm thực hiện tái cơ cấu các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia.

Trước đó, Chính phủ có công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Tái cơ cấu các chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Việc tái cơ cấu được thực hiện theo nguyên tắc bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) và quan điểm chỉ đạo về lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học là các chủ thể nghiên cứu mạnh; chú trọng thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp.

Thực hiện đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên tinh thần chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, tạo điều kiện cho khoán sản phẩm và hậu kiểm, gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và sản phẩm đầu ra.

Các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia phải đảm bảo không trùng lặp về nội dung nghiên cứu và phân bổ nguồn lực, có sự kết nối, liên thông giữa các chương trình; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có tính ứng dụng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ thông tin về việc tái cơ cấu các Chương trình KHCN cấp quốc gia.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, việc tái cơ cấu các Chương trình nghiên cứu KH&CN cấp quốc gia là cần thiết để tập trung vào các nghiên cứu trọng tâm, trọng điểm, có tính lan toả tới phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh nguồn lực có hạn.

Thứ trưởng cho biết thêm, Bộ KH&CN đang tích cực tái cơ cấu gắn với hoàn thiện thể chế. Nhiều thông tư, quy định mới đã được ban hành nhằm hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân.

Theo ông Nguyễn Quyết Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, việc tái cơ cấu được thực hiện theo hướng, Bộ KH&CN chủ động phê duyệt các chương trình thiết thực, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Ông Nguyễn Quyết Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trước đây, một số Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp quốc gia giao về các bộ ngành, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện thì nay, theo luật KHCN, Bộ KH&CN có trách nhiệm phê duyệt và quản lý các nhiệm vụ này. Từ năm 2022 đến nay, Bộ đã phê duyệt 20 chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước, gồm 15 chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm (KC) và 5 chương trình nghiên cứu khoa học xã hội trọng điểm (KX). Ngoài ra, 2 chương trình KX đặc biệt được giao cho 2 đơn vị khác, ông Chiến thông tin.

Ông Chiến chia sẻ, để thúc đẩy tái cơ cấu các Chương trình nghiên cứu KHCN cấp quốc gia, Bộ đã tích cực sửa đổi các thông tư, quy định từ việc xác định nhiệm vụ, lựa chọn đơn vị nghiên cứu đến ký hợp đồng, triển khai, nghiệm thu và xử lý tài sản.

Cụ thể, Bộ đã ban hành Thông tư 06 năm 2023 quy định về trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư 20 năm 2023 về Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.

Với các chương trình KHCN cấp quốc gia khác như Đề án 844, Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình năng suất chất lượng…Bộ đều ban hành các thông tư hướng dẫn quản lý. Bộ cũng đang hoàn thiện các văn bản tiếp theo như quy định nghiệm thu đánh giá, kiểm tra khi hết hợp đồng.

Về xử lý tài sản sau nghiệm thu, ông Chiến thông tin, Bộ KH&CN đang phối hợp chặt chẽ với Cục Công sản, Bộ Tài chính để sửa đổi Nghị định 70 về xử lý tài sản.

Theo ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, các cơ chế chính sách được ban hành thời gian qua đã góp phần giúp cho công tác quản lý các đề tài nghiên cứu được mạch lạc, công bằng và minh bạch hơn, tạo sự thuận lợi cho các nhà khoa học. Nhờ đó, khoảng gần 300 nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia đã được lựa chọn và phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm
Tàu Viện sĩ Oparin thu thập được hàng ngàn mẫu vật trên biển Đông

Tàu Viện sĩ Oparin thu thập được hàng ngàn mẫu vật trên biển Đông

21:50 08/06/2023

Chuyến khảo sát lần thứ 8 trên biển Đông của tàu Viện sĩ Oparin đã hoàn thành, thu thập được nhiều kết quả nghiên cứu.

Những tính năng ô tô tự kích hoạt khi tai nạn

Những tính năng ô tô tự kích hoạt khi tai nạn

09:50 11/12/2023

Các tính năng an toàn trên ô tô ngày càng phát triển để giảm thiểu tổn thương cho người lái và hành khách trong trường hợp tai nạn. Dưới đây là một số tính năng ô tô tự kích hoạt khi tai nạn: Bung túi khí Khi xảy ra va chạm, tùy vào mức độ nặng nhẹ các cảm biến va chạm xung quanh xe sẽ gửi tín hiệu đến bộ xử lý, kích hoạt hệ thống bơm căng túi khí bằng khí nitơ không độc, với tốc độ nhanh hơn một cái chớp mắt. Sau khi chịu lực va chạm, túi khí...

Drone tự chế lập kỷ lục bay nhanh nhất thế giới

Drone tự chế lập kỷ lục bay nhanh nhất thế giới

05:30 13/05/2024

Một chiếc drone tự chế do hai cha con Mike và Luke Bell ở Nam Phi thiết kế lập kỷ lục thế giới sau khi bay ở tốc độ gần 483 km/h.

ASEAN chung tay hợp tác ứng phó và xử lý tin giả, sai sự thật

ASEAN chung tay hợp tác ứng phó và xử lý tin giả, sai sự thật

08:30 20/09/2023

Ngày 19.9, diễn đàn khu vực ASEAN về ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng được tổ chức tại TP Đà Nẵng với sự...

Những quả cầu vàng lung linh

Những quả cầu vàng lung linh

11:20 05/01/2024

Hai Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023 từng được nhận giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng dành cho tài năng trẻ dưới 35 tuổi.

Tàu Viện sĩ Oparin đến Nha Trang khảo sát biển

Tàu Viện sĩ Oparin đến Nha Trang khảo sát biển

21:30 17/05/2023

Tàu Viện sĩ Oparin cập cảng Nha Trang đón gần 40 nhà khoa học thực hiện chuyến nghiên cứu tài nguyên biển trên biển Đông.

Trung Quốc công bố máy bay không người lái giống chim

Trung Quốc công bố máy bay không người lái giống chim

18:20 06/03/2024

Trung Quốc công bố máy bay không người lái giống chim nhất thế giới. Nguồn video: Đại học Bách khoa Tây Bắc, Trung Quốc Mới đây, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã công bố đoạn phim về chiếc máy bay không người lái mới cực kỳ đặc biệt, nó được cho là giống sát thực tế với loài chim trong môi trường tự nhiên. Các chuyên gia khẳng định, phương tiện này có cơ chế vận hành bằng cách vỗ cánh giống như con chim đời thực. Ở đây, đôi cánh...

Dự án đổ 273.000 lít hóa chất xuống biển chống biến đổi khí hậu

Dự án đổ 273.000 lít hóa chất xuống biển chống biến đổi khí hậu

16:10 20/07/2024

Các nhà môi trường học và ngư dân đang phản đối kế hoạch của một nhóm nhà khoa học muốn đổ gần 273.000 lít sodium hydroxide xuống vịnh Cape Cod để giảm biến đổi khí hậu.

Người phụ nữ ở Hà Nội bấm trúng biển số ngũ quý 8 cho xe máy Wave Alpha

Người phụ nữ ở Hà Nội bấm trúng biển số ngũ quý 8 cho xe máy Wave Alpha

17:20 18/11/2023

Biển số 29-Y5 888.88 được một người phụ nữ bấm trúng khi đi đăng ký cho chiếc xe máy Wave Alpha tại Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới