Ngày 19.9, diễn đàn khu vực ASEAN về ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng được tổ chức tại TP Đà Nẵng với sự tham dự của các đại biểu đến từ các nước thành viên, các đơn vị truyền thông, báo chí để cùng bàn về việc hợp tác xử lý tin giả.
Mở rộng kết nối, huy động cộng đồng trong xử lý tin giả
Ông Izzad Zalman - Đại diện Ban Thư ký ASEAN - cho biết, có nhiều định nghĩa về thông tin giả khác nhau giữa các quốc gia nhưng có thể hiểu chung tin giả là những thông tin sai lệch được lan truyền thông qua mạng xã hội. Không giống những thông tin chính thống, tin giả chỉ để thỏa mãn tính giải trí của người đọc nhằm mục đích kinh tế, chính trị và làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề của các quốc gia.
Từ năm 2017 đến nay, ASEAN đã đưa ra nhiều tuyên bố và hoạt động nhằm tăng cường nhận thức về tác hại của tin giả cũng như các chương trình, hội thảo chia sẻ chính sách quản lý, xử lý tin giả...
Tuy nhiên, đến nay, tin giả vẫn là vấn đề lớn với các quốc gia và cần sự hợp tác nhiều hơn nữa, không chỉ là giữa các chính phủ với nhau mà còn cần mở rộng với sự tham gia của cả cộng đồng.
“Vấn đề quan trọng là các thành viên ASEAN cần làm rõ khung hướng dẫn quản lý thông tin chính phủ, ứng phó xử lý thông tin sai, từ đó có những bước tiến, trao quyền cho những đối tác truyền thông liên quan để vừa đảm bảo quyền tự do ngôn luận nhưng cũng đảm bảo tính chính xác, minh bạch, chính thống” - ông Izzad Zalman chia sẻ.
Bà Tunku Latifah Binti Tunku Ahmad - đại diện cho Malaysia - nhận định, có những tin giả làm ảnh hưởng đến tính đoàn kết quốc gia. Với Malaysia, thông qua quan hệ đối tác công tư, chính phủ sẽ làm việc với các doanh nghiệp cộng đồng để ngăn chặn tin giả càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó là các sáng kiến về cổng thông tin điện tử như trung tâm một cửa toàn quốc để người dân kiểm tra thông tin với nhiều lĩnh vực khác nhau, nâng cao trách nhiệm chia sẻ thông tin, khuyến khích người dùng tự điều chỉnh hành vi.
Đại diện Indonesia cho rằng, các chính phủ cần trao quyền cho người dân đánh giá nội dung thông tin trên mạng có đáng tin hay không và họ là nguồn để xác thực thông tin, từ đó có mạng lưới xác minh thông tin sẽ được mở rộng.
Đi cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm để kiểm soát thông tin sai lệch
Trao đổi bên lề diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - nhấn mạnh, nguy cơ của tin giả, tin sai sự thật đến cộng đồng là vấn đề mà những năm gần đây đã được ý thức một cách tương đối đầy đủ, kể cả từ những người sử dụng và những người tiêu thụ thông tin trên mạng lẫn các cơ quan quản lý.
Tại diễn đàn lần này, vấn đề cũng được các nước trong khu vực ASEAN cùng chia sẻ và có thể giải quyết được cùng với nhau. Vì cho dù có những sự khác biệt về văn hóa, quy định pháp luật thì các thành viên ASEAN vẫn có một số tầm nhìn, những cách tiếp cận chung và cho đến giờ đã mang lại hiệu quả trong câu chuyện chống tin giả.
“Câu chuyện này phải có sự tham gia của cộng đồng, những người sử dụng thông tin trên mạng, những tác nhân đang tham gia vào hệ sinh thái cung cấp thông tin và có thể một phần nào đó là hưởng lợi từ các hệ sinh thái thông tin trên mạng. Với những cơ quan quản lý cũng như những nền tảng xuyên biên giới, khó ai có thể làm câu chuyện này một mình nếu như không có sự phối kết hợp.
Nhưng chúng ta sẽ mạnh hơn nếu như kinh nghiệm của nước này được chia sẻ và cộng hưởng với cách làm hay của nước kia, để chúng ta biến câu chuyện này thành lời giải ở tầm khu vực” - Thứ trưởng Lâm chia sẻ.
Những điều nên làm - Đầu tiên trước khi đỗ xe vào một trạm sạc, người dùng cần phải kiểm tra tình trạng của trạm sạc, xem trạng sạc có đang hoạt động tốt hay không, và cổng sạc có phù hợp với xe mình không. - Sau đó, đỗ xe đúng vị trí được chỉ định trong trạm sạc. Việc đỗ xe đúng vạch chỉ định để tạo điều kiện thuận lợi cho những người khác cũng có nhu cầu sử dụng trạm sạc. Các vị trí đỗ xe điện thường được thiết kế vừa đủ cho mỗi xe, nên khi đỗ...
Robot trang bị gọng kìm và sử dụng ống lồng để di chuyển sẽ thu thập những mảnh vụn nhiên liệu nóng chảy nặng chưa tới 3 g.
Thời phong kiến, người xưa thường dùng rất nhiều cách để trừng phạt binh lính địch thua trận. Trong đó, hình thức xử tử được coi là tàn ác nhất. Theo nhiều ghi chép lịch sử, việc xử tử có thể là chôn sống, treo cổ hoặc chém đầu. Ngoài ra, còn có một cách thức khác được gọi là “khanh sát”, được cho là tàn ác nhất trong số những hình thức giết người kể trên. Vậy “khanh sát” là gì? Tại sao những người lính vừa nghe thấy tên gọi này liền sợ tới mức...
Trung Quốc có hàng nghìn năm lịch sử, trải qua nhiều triều đại với các nền văn hóa khác nhau nên di tích văn hóa và lịch sử nhiều không kể hết. Qua nhiều cuộc chiến, số bảo vật đang lưu lạc trên khắp đất nước. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách nhận biết cổ vật, vì vậy, mới có câu chuyện di tích văn hóa bị phá hủy vì sự vô ý của nhiều người. Thậm chí, có người biết rõ đó là cổ vật mà vẫn cho rằng chúng là thứ đồ “đồng nát” vô giá trị. Câu...
Geoffrey Hinton, được gọi là 'bố già AI' và vừa nhận giải Nobel Vật lý 2024, nhắc đến người học trò 'từng phế truất Sam Altman'.
Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định cụ thể về việc đỗ xe .
Vô tình làm xước xe người khác, một người viết thư xin lỗi kẹp ở gạt mưa. Mẩu giấy này khiến chủ xe xúc động, coi đó như món quà nhận được.
Mùa xuân năm 2013, một ngôi mộ cổ được tìm thấy ở thành phố cổ Tân Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Nhóm chuyên gia khảo cổ đến từ Viện Khảo cổ Sơn Tây được cử xuống kiểm tra, nhưng ngôi mộ cổ tới năm 2014 mới được khai quật do nhiều lý do. Sau khi mở mộ cổ, các chuyên gia nhận thấy nó bị phá hoại và hư hại nghiêm trọng do những kẻ trộm mộ. Thi thể của chủ nhân ngôi mộ cũng biến mất. Mộ thất bị trộm gần hết chỉ sót lại vài mảnh vỡ của quan tài....
Vụ việc thương tâm bé trai 11 tuổi tử vong do tai nạn giao thông khi đi xe đạp cùng bố đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc.