Tàu Viện sĩ Oparin cập cảng Nha Trang đón gần 40 nhà khoa học thực hiện chuyến nghiên cứu tài nguyên biển trên biển Đông.
Chiều 17- 5, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) tổ chức lễ đón tàu Viện sĩ Oparin tại cảng Nha Trang (Khánh Hòa), đánh dấu lần hợp tác thứ 8 của các nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga.
Đây là hoạt động nằm trong Lộ trình hợp tác trong nghiên cứu biển giai đoạn 2018- 2025 giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga ( RAS).
Từ trụ sở của VAST tại Hà Nội, GS.VS Châu Văn Minh - Chủ tịch VAST - đã điểm lại những kết quả nổi bật của 7 chuyến khảo sát trước đây, ông Minh cho rằng chuyến khảo sát lần thứ 8 này mang ý nghĩa quan trọng vì đây là hoạt động đầu tiên thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa hai viện hàn lâm của hai nước.
Tại lần khảo sát này, các nhà khoa học của hai nước sẽ nghiên cứu toàn diện về đa dạng sinh vật biển trên biển Đông, nghiên cứu về các rạn san hô, vi sinh vật biển để tìm kiếm những nguồn hóa chất sinh học mới .
Từ thủ đô Moscow ( Liên bang Nga), ông Konstatin Mogilevsky, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Nga đánh giá cao quá trình hợp tác lâu dài giữa hai viện hàn lâm
"Việc hợp tác về khoa học biển đã được hai viện hàn lâm thực hiện hiệu quả trong thời gian qua, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ đến hai viện hàn lâm sẽ tiếp tục triển khai lộ trình hợp tác đã ký đến năm 2025 và hợp tác lâu dài trong tương lai, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước" - ông Konstatin Mogilevsky cho biết.
Lần này, Viện Hải dương học sẽ là nơi chủ trì của phía Việt Nam tổ chức nhiệm vụ khảo sát.
Tại Cảng Nha Trang, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định: "Quá trình hội nhập đòi hỏi chúng ta phải mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường sự hiện diện của các lực lượng khoa học, từ đó tạo điều kiện để quảng bá khoa học biển Việt Nam trên trường quốc tế".
Sau khi hoàn thiện công tác hậu cần, tàu Viện sĩ Oparin sẽ nhổ neo ra khơi cùng các nhà khoa học thuộc các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành của hai nước trong khoảng một tháng tới trên vùng biển Việt Nam.
Cá heo ở vịnh Koombana, Western Australia, biết cách cướp mồi nhử trong bẫy bắt cua và gỡ móc câu bằng mõm.
Chính quyền thành phố New York đang tìm cách ngăn chặn loài cua xâm hại đe dọa sinh vật biển bản xứ và làm tăng nguy cơ ngập lụt bên bờ sông.
Một tai nạn xảy ra tại Hong Kong đầu tuần này khiến nhiều cư dân đặc khu chỉ biết lắc đầu thở dài.
Nhiều người thắc mắc trong trường hợp họ được chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn tại cơ sở y tế, thì người dân hay đơn vị chỉ định phải...
Những vụ tai nạn giao thông liên quan đến động vật lao ra đường xảy ra không ít tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, không hiếm cảnh trâu, bò, chó, mèo được thả rông ngoài đường, gây nguy hiểm cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Chia sẻ về biện pháp xử lý nếu rơi vào tình huống này, ông Nguyễn Duy Chín - một bác tài có thâm niên hơn 20 năm trong nghề lái xe cho biết: Nếu đang di chuyển ở tốc độ trung bình khoảng 60 km/h mà...
Thông qua hệ thống bẫy ảnh, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã ghi nhận 58 loài động vật quý hiếm, trong đó có 5 loài đặc biệt nguy cấp, đặc hữu của dãy Trường Sơn. Ngành chức năng đang đưa ra các phương án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Các nhà khoa học vừa công bố, họ đã phát hiện ra một loài Anaconda khổng lồ chưa được biết đến trước đây tại Amazon với chiều dài có thể lên tới 7,5m và nặng gần 500kg. Đây là loài rắn lớn và nặng nhất từng được biết đến từ trước đến nay. Được biết, phát hiện này xảy ra trong quá trình quay loạt phim Pole to Pole của kênh National Geographic trên Disney+ với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Will Smith.
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với TP HCM thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, thử nghiệm một số chính sách, sản phẩm mới.
Nếu đi bộ theo xích đạo, phi hành gia cần vượt 21.400 km để hoàn thành đủ một vòng quanh sao Hỏa và mất 4.290 giờ nếu đi liên tục.