Trước nhu cầu lúa gạo của thế giới tăng cao, dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục thuận lợi trong năm 2024.
Nhu cầu thế giới tăng, khuyến nghị các quốc gia “đặt hàng” gạo Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Trần Thanh Nam, khi Ấn Độ - quốc gia cung cấp một nửa lượng gạo trên thị trường quốc tế tạm ngừng xuất khẩu gạo trắng, kèm với tình hình chính trị nhiều khu vực trên thế giới diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu khiến thời tiết cực đoan... khiến nguồn nhu cầu nhập khẩu lương thực tăng trong khi nguồn cung lúa gạo khó đoán định.
Do đó, theo kịch bản an toàn nhất mà Bộ NNPTNT tính toán, mỗi năm Việt Nam sản xuất được trên 43 triệu tấn lúa, ngoài số lượng phục vụ các nhu cầu khác nhau trong nước (tiêu dùng nội địa, dự trữ quốc gia, làm giống, chế biến thức ăn chăn nuôi…) mỗi năm Việt Nam còn dư khoảng 13 - 14 triệu tấn lúa - tương đương hơn 7 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu.
Với nguồn gạo vượt nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngành nông nghiệp Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước để chia sẻ lương thực, ký các bản ghi nhớ về cung cấp lúa gạo trong thời gian dài.
Tuy nhiên, trong tình hình nguồn cung gạo thiếu hụt so với nhu cầu, các quốc gia nhập khẩu gạo nên đặt hàng trước với Việt Nam bằng việc ký kết các bản ghi nhớ. Điều này sẽ giúp Việt Nam có thêm cơ sở để chủ động nguồn hàng, tiếp thêm động lực để các doanh nghiệp chủ động xây dựng những vùng nguyên liệu chuyên canh phục vụ xuất khẩu, giúp ích trực tiếp cho người nông dân...
Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trong năm 2024
Theo thống kê, 11 tháng năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu tới 7,8 triệu tấn gạo trong khi cả năm 2022 chỉ xuất khẩu 7,1 triệu tấn.
Dự báo về thị trường cuối năm và nửa đầu năm 2024, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hà Nam nhận định: Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi do nhu cầu thế giới cao.
Thực tế cho thấy, nhu cầu nhập khẩu gạo vẫn có dấu hiệu tiếp tục duy trì đà tăng cao, đặc biệt là Philippines. Mới đây, Chính phủ Philippines đã yêu cầu các thương nhân trong nước tăng cường nhập khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực.
Indonesia cũng dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo trong năm 2024. Trước mắt, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) đã gửi thông báo mời thầu cung cấp gạo 5% tấm với số lượng lên đến 543.000 tấn, nguồn cung kỳ vọng từ Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Pakistan và Campuchia. Hạn chót nhận hàng vào ngày 30.1.2024.
Cũng theo ông Đỗ Hà Nam, từ nhu cầu của thế giới, VFA đề nghị Bộ NNPTNT tiếp tục tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng bền vững, đảm bảo gia tăng về giá trị hơn gia tăng về số lượng.
Ông Đỗ Hà Nam cũng khuyến cáo các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân đẩy mạnh liên kết sản xuất gạo chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phù hợp với Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại lập đỉnh mới
Theo VFA, 2 ngày trước đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại vào đợt tăng mới. Sau khi tăng thêm 5 USD/tấn, ngày 18.12 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giao dịch ở mức 668 USD/tấn, nhiều lô hàng xuất lẻ có giá cao hơn mức này, có doanh nghiệp xuất khẩu với giá 680 USD/tấn.
“Nhu cầu nhập khẩu tăng, nhưng nguồn gạo của Việt Nam đang khan hiếm vì đã hết mùa thu hoạch, do đó các thương nhân chủ yếu nhập khẩu gạo từ Campuchia về để xuất đi. Từ trước đến nay các thương nhân vẫn uyển chuyển trong điều tiết lúa gạo giữa 2 quốc gia phục vụ cho xuất khẩu. Lúa chở từ Campuchia về Việt Nam chỉ mất thêm chi phí khoảng 100 đồng/kg, nên việc chuyển hàng từ Campuchia về Việt Nam rất thuận tiện, như vận chuyển lúa giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam” – ông Nguyễn Quang Hòa – CEO Dương Vũ Rice chia sẻ với Lao Động.
Người dân tại một số khu vực ở TP.HCM cho biết đã nhận được các thông báo cắt điện, một số hàng quán đã tạm ngưng kinh doanh vài giờ đồng hồ trong khi mất điện.
Chiềng Yên là một xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có cộng đồng địa phương giàu bản sắc bao gồm 5 dân tộc chính: Kinh, Thái, Mường, Dao, Mông. Xã được bao quanh bởi một khu rừng già, nằm dọc theo ranh giới giữa huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Nhà cộng đồng là công trình nhằm mục đích thúc đẩy du lịch trong khu vực.
Tráng A Chu (SN 1982) - chàng trai người Mông ở bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) là người đầu tiên tại địa phương...
Trả lời VTC News sáng 27/7, ông Phạm Văn Vương, Giám đốc nhà máy thủy điện Hòa Bình cho biết, những ngày qua lượng nước thượng nguồn đổ về nhiều đã nâng cao mực nước hồ chứa, giúp nhà máy tăng công suất phát điện. Riêng sáng 27/7, lượng nước đổ về đạt 2.986 m3/s, vượt mực nước chết hơn 20 m. “Hiện thủy điện Hòa Bình không còn phải phát điện cầm chừng và có thể khai thác 100% công suất. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn vận hành theo quy trình và huy động...
Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 20204 (Innovate Viet Nam) sẽ diễn ra ngày 1-2/10 tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Là một phần hạ tầng quan trọng trong hệ thống kết nối “không - thủy - bộ” hiện đại và đồng bộ, cầu Hoàng Gia được đánh giá là một trong những công trình trọng điểm có tác động không nhỏ đến sự phát triển của cả khu vực của TP. Hải Phòng.
Theo Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đưa ra mục tiêu đến năm 2030, Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Ngày 20/10, cảnh sát Phần Lan tuyên bố một tàu Trung Quốc là trọng tâm cuộc điều tra vì bị tình nghi phá hoại đường ống dẫn khí đốt giữa Phần Lan và Estonia.
Một số dự án cao tốc kết nối Tây Nguyên đưa vào quy hoạch được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho vùng này cất cánh. Dù vậy, đến nay mới chỉ dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột được khởi công.