Một số dự án cao tốc kết nối Tây Nguyên đưa vào quy hoạch được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho vùng này cất cánh. Dù vậy, đến nay mới chỉ dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột được khởi công.
Ngoài tuyến đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đã được triển khai trên thực địa, nhiều tuyến cao tốc quan trọng khác kết nối khu vực Tây Nguyên vẫn chỉ là quy hoạch hoặc mới thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư như Chơn Thành - Gia Nghĩa, Dầu Giây - Liên Khương, Quy Nhơn - Pleiku...
Bên cạnh các dự án phía Nam, tại khu vực bắc Tây Nguyên, một số dự án cao tốc kết nối miền Trung đã được quy hoạch như cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn Ngọc Hồi - Kon Tum - Pleiku, cao tốc Đà Nẵng - Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y. Các tuyến cao tốc mới ở bước quy hoạch, chưa được bố trí kinh phí đầu tư.
Trong văn bản vừa được gửi đến Bộ GTVT, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk đề nghị xem xét triển khai đường cao tốc Bắc - Nam phía tây, trong đó quan tâm triển khai sớm một số đoạn tuyến trước năm 2030 như tuyến Ngọc Hồi - Pleiku, tuyến Pleiku - Buôn Ma Thuột.
Theo các địa phương này, việc ưu tiên đầu tư các tuyến cao tốc nêu trên trước năm 2030 sẽ giúp mạng lưới giao thông Tây Nguyên hình thành trục vận tải tốc độ cao kết nối khu vực phía tây và phía đông, tạo liên kết vùng Tây Nguyên với duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng để có cơ sở nghiên cứu đầu tư sẽ kiến nghị cấp thẩm quyền đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030. Theo đó, trường hợp địa phương có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho đầu tư sớm.
Đến nay, Bộ GTVT đã thực hiện điều chỉnh, cập nhật quy hoạch mạng lưới đường bộ theo Quy hoạch tổng thể quốc gia. Theo đó, các tuyến cao tốc trên phân kỳ thực hiện giai đoạn 2031-2050.
Nói về khả năng địa phương tự thu xếp, kêu gọi nguồn vốn để xin Thủ tướng chấp thuận đầu tư sớm các đoạn tuyến này, một lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai cho rằng đó là việc bất khả thi trong điều kiện hiện nay. Do đó, các dự án cần vốn lớn cần thiết phải có nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Kon Tum cho rằng nội lực của địa phương dành cho công tác đầu tư xây dựng các dự án giao thông còn hạn chế. "Việc huy động vốn theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các nguồn vốn hợp pháp gần như không có, phải trông chờ hoàn toàn vào nguồn vốn hỗ trợ của trung ương", vị này thừa nhận.
Trong thực tế, tuyến ưu tiên là cao tốc Quy Nhơn - Pleiku cũng đang được điều chỉnh phương thức đầu tư vì không có nhà đầu tư quan tâm. Theo một lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai, trước đây dự án phê duyệt hình thức đầu tư là đối tác công tư (PPP), nhưng do suất đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn chậm nên không có nhà đầu tư vào nên hiện nghiên cứu sang hình thức đầu tư công.
"Nếu được đầu tư sớm, tuyến đường này sẽ là đột phá hạ tầng, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa và hành khách từ Pleiku xuống Bình Định còn một nửa so với hiện nay. Từ đó giúp sản phẩm sản xuất tại Tây Nguyên giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh với các vùng miền khác", vị này khẳng định.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đoàn Hữu Dũng - giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai - cho hay đặc thù Tây Nguyên phụ thuộc chủ yếu vào giao thông đường bộ. Do đó, việc phát triển hạ tầng giao thông là chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực.
"Để khu vực này có bước phát triển mạnh mẽ, thời gian tới phải phát triển được tuyến cao tốc là cao tốc Bắc - Nam phía tây đi dọc đường Hồ Chí Minh kết nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ. Đồng thời khẩn trương đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku kết nối Tây Nguyên và duyên hải miền Trung", ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Tấn Thành - chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Gia Lai - nhìn nhận việc đầu tư đường cao tốc lên Tây Nguyên được các doanh nghiệp mong đợi sẽ tạo cú hích cho ngành du lịch, thu hút du khách tới khu vực.
Theo ông Thành, khu vực Tây Nguyên có rất nhiều lợi thế về du lịch như thời tiết mát mẻ, khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và nhiều đặc sản địa phương đa dạng. Dù vậy, hiện những tiềm năng này chưa khai phá hết do có nguyên nhân từ hạ tầng giao thông khó khăn, cách trở.
"Việc phát triển đường cao tốc lên khu vực không chỉ hút khách các vùng miền lên cao nguyên mà còn kết nối tam giác phát triển ba nước Đông Dương, mở rộng không gian phát triển của khu vực", ông Thành khẳng định.
Đánh giá việc đầu tư đường cao tốc hiện nay, ông Nguyễn Hồng Hải - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Gia Lai - cho rằng trong bối cảnh nguồn vốn eo hẹp, Chính phủ phải ưu tiên đầu tư cho các khu vực có tiềm năng phát triển cao hơn là điều dễ hiểu.
Theo ông Hải, khu vực Tây Nguyên có hai tuyến cần ưu tiên triển khai là tuyến Quy Nhơn - Pleiku và tuyến Pleiku - Buôn Ma Thuột, kết hợp với cao tốc Nha Trang - Buôn Ma Thuột để tạo trục kết nối tốc độ cao giữa Tây Nguyên với miền Trung và cả nước. Khi giao thông được rút ngắn, khu vực mới có cơ hội thu hút đầu tư vào công nghiệp dịch vụ, kêu gọi được các doanh nghiệp về đặt nhà máy, giải quyết việc làm, giữ chân lao động địa phương.
Trong lúc chờ đợi đường cao tốc, cần quan tâm nâng cấp các tuyến đường hiện tại để đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, phát triển kinh tế. Trên thực tế, tuyến đường Hồ Chí Minh kết nối các tỉnh Tây Nguyên đã quá nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn cần được mở rộng", ông Hải đề nghị.
Liên quan việc bán căn hộ xây lụi cho cư dân, Công an quận Bình Tân đã khởi tố vụ án hình sự 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản', chuyển cho Công an TP.HCM giải quyết theo thẩm quyền.
Tiền điện gấp 3 - 4 lần tháng trước Nửa đầu tháng 6, không ít gia đình phản ánh hóa đơn tiền điện đã tăng lên mức tương đối lớn, từ mức 30% đến 50%, thậm chí 100% so với tháng trước. Chị Hà (29 tuổi) sống một mình tại một chung cư ở Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, hầu như ngày nào chị cũng đi làm ở công ty từ 8h sáng đến 6h tối, vì vậy thời gian sử dụng điện tại nhà là tương đối ít. Tuy nhiên, tiền điện tháng 5 vừa qua của chị lại tăng gấp 4 lần so...
Lần đầu tiên ở Việt Nam có đơn vị sản xuất nguyên liệu dệt may từ lá quả dứa (khóm) đại trà, với sản lượng 18 tấn sợi mỗi tháng.
Bình Thuận - Thời điểm này (vào tháng 10 âm lịch) có gió mùa Đông Bắc thổi, báo hiệu vụ cá bấc sắp bắt đầu. Nhiều ngư dân tranh thủ...
Đồng Nai - Ngày 11.5, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã làm việc với các sở, ngành, TP Biên Hòa và các huyện Long Thành...
Khởi tố vụ án liên quan dự án Thành An Tower trên đường Lê Văn Lương; Đà Nẵng chuyển đổi condotel thành chung cư: Nguy cơ vỡ quy hoạch ven biển; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án đô thị hơn 2.000 tỷ đồng;... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Ngày 27/6, Malaysia ra mắt ASEAN Express - chuyến tàu chở hàng quốc tế nối nước này với Thái Lan, Lào và Trung Quốc, qua đó giúp thúc đẩy kết nối thương mại giữa các nước ASEAN và nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, qua công tác tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình, các nguồn tin thu thập được, Hải quan Hà Nội đã nhận được nguồn tin một lượng ma túy lớn từ Đức về Việt Nam. Để kịp thời ngăn chặn, bắt giữ, triệt phá đường dây ổ nhóm tội phạm ma túy, lãnh đạo Đội Kiểm soát phòng chống ma túy đã đề xuất lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội xác lập chuyên án HP 524 do Cục Hải quan Hà Nội chủ...
Theo Sở TN-MT TP.HCM, trong khoảng 9.000 tấn rác phát sinh hằng ngày, có đến 1.800 tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ có 200 tấn được thu hồi tái chế.