Tráng A Chu (SN 1982) - chàng trai người Mông ở bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) là người đầu tiên tại địa phương này gạt bỏ tâm lý sợ hãi, quyết đầu tư làm dịch vụ du lịch.
Khu nghỉ homestay của A Chu nằm cách quốc lộ 6 khoảng 300m. Lọt thỏm giữa bản Hua Tạt là khối nhà vô cùng lạ mắt so với những ngôi nhà gỗ, mái thấp của bà con người Mông. Khách ra, người vào tấp nập.
Ít ai nghĩ rằng, cách đây mười năm, khu nghỉ dưỡng này chỉ là vườn tạp. A Chu - ông chủ của khu nghỉ dưỡng - đã mạnh dạn, bỏ phố, bỏ ngô, bỏ lúa để làm du lịch. Một việc mà khi đó, bà con người Mông cho là “người vác đá ngược núi”.
Cử nhân đầu tiên của bản, bỏ giấc mơ phố thị về bản lập nghiệp
A Chu - chàng trai người Mông - lần đầu gặp đã để lại nhiều ấn tượng. Dáng người săn chắc, tác phong nhanh nhẹn. Khoác lên mình chiếc áo lanh, quần ống rộng, chiếc mũ nồi đặc trưng của chàng trai người Mông, nom A Chu không lẫn vào đâu được. Vẫn cái giọng lơ lớ của người Mông, A Chu vồn vã mời khách vào nhà.
A Chu kể, anh từng tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ra trường, anh cũng xây mộng nơi phố thị. Song suốt thời gian dài, A Chu ở phố như người bị lạc.
Những ngày nằm dài trong nhà trọ, A Chu mới nhận ra, ước mơ thay đổi đời người đâu cứ phải xa quê. Ngày đó, gia đình A Chu còn nghèo lắm! Nhọc nhằn nhưng cái ăn, cái mặc vẫn thiếu trăm đường. Hết mùa ngô, mùa lúa, A Chu phải đi làm thuê, làm mướn kiếm thêm thu nhập. Suốt mấy năm lăn lộn khiến A Chu thay đổi suy nghĩ rằng mình không thể đi làm thuê mãi được.
Khi quốc lộ 6 mới mở, chạy qua bản Hua Tạt, A Chu đã mạnh dạn bàn với gia đình dựng nhà đón khách du lịch. Cái ý tưởng được cho là "điên rồ" đó của A Chu, không ai tán thành.
Năm 2014, A Chu mở homestay, đón được rất ít khách. Những vị khách đầu tiên đến với A Chu như một cái duyên. Đa phần là những người thích văn hóa bản địa, thích tìm tòi khám phá, nên khi gặp A Chu, họ có thiện cảm.
Người nọ bảo người kia, mỗi người về lại biên “tút” lên Facebook kể về câu chuyện của chàng trai người Mông làm du lịch. Chỉ sau 3-4 năm, căn nhà sàn rộng hơn trăm mét vuông không còn đủ chỗ cho du khách nghỉ.
Vay tiền xây căn nhà đầu tiên chưa trả được, A Chu lại mạnh dạn mở thêm mấy bungalow (nhà riêng) để đón khách cao cấp hơn. Từ một cái ban đầu, đến giờ A Chu đã có 7 bungalow xinh xắn, đủ sức đón 100 khách. Hiện giờ, khu nghỉ dưỡng đã vận hành trơn tru.
Nâng đỡ những mảnh đời bất hạnh
Từ khi homestay của A Chu mở ra, nhiều gia đình khác trong bản Hua Tạt cũng bắt đầu làm theo như A Của, A Sếnh... A Chu cũng hết lòng hướng dẫn và hỗ trợ bà con mở cửa đón khách. Từ một bản nghèo, ít người biết đến, giờ Hua Tạt trở thành bản homestay.
Riêng khu nghỉ dưỡng của A Chu cũng thu hút được cả chục lao động địa phương, với thu nhập ổn định. Trong đó, có 5 đứa trẻ mà số phận và hoàn cảnh vô cùng đáng thương, sống côi cút. A Chu đã xin bà con để đưa các cháu về nhà mình nuôi ăn ở, lo học hành và coi như con cái trong nhà.
Khu nghỉ dưỡng của A Chu giờ trở thành địa điểm truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên dân tộc muốn lập nghiệp. Hầu như tháng nào cũng có đoàn thành niên ở các tỉnh miền núi phía Bắc đến nhà A Chu học hỏi. A Chu chia sẻ: “Qua câu chuyện của tôi để họ rút ngắn được thời gian, cũng như rút được nhiều kinh nghiệm quý báu để khởi nghiệp”.
Bà Nguyễn Thị Lư - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Hồ - cho biết, A Chu là người Mông đầu tiên của Vân Hồ đã mạnh dạn xây dựng khu nghỉ dưỡng. Anh đã mở ra hướng làm ăn mới cho nhiều thanh niên dân tộc muốn khởi nghiệp.
Ngày 28.5.2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm A Chu Homestay. Sau khi tham quan và trò chuyện với bà con dân tộc Mông, Thủ tướng biểu dương bà con đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khai thác những điều kiện của quê hương, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất của mình.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, UBND tỉnh này yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đề ra cho năm 2024. Trong đó tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể.
Cảng Hoàng Diệu là một trong ba bến cảng của cảng Hải Phòng , là bến cảng hàng đầu khu vực phía Bắc về khai thác các mặt hàng tổng...
Bạn học cũ của tôi, làm công chức ở một tỉnh miền Tây, vốn không quan tâm tới những thứ mà bạn gọi là “lên lên xuống xuống nhức đầu”, nay lại nhắn tin hỏi “có nên mua vàng không?”.
Cựu cục phó Cục Thuế TP.HCM nói đứng trước tòa với tư cách bị cáo là nỗi đau tột cùng của bản thân và gia đình.
Tổng doanh thu dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 15.000 tỷ đồng, tăng bình quân 17,4%/năm; tỷ trọng đóng góp của dịch vụ cảng biển đạt khoảng 0,49% trong GRDP của tỉnh.
Xác lập dự án đầu tiên tại thành phố Cảng Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Theo phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn...
Ngày 5/7, ông Nguyễn Viết Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ cho PV Tri thức và Cuộc sống biết, phường vừa gửi báo cáo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cùng các Sở ngành và UBND quận Nam Từ Liêm liên quan đến kiến nghị, phản ánh xung quanh khu vực chùa Linh Thông. Kiến ThứcChùa Linh Thông là một ngôi chùa cổ, nằm trên đường Quang Tiến, tổ dân phố An Thái, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.1 Phường Đại...
Giá heo hơi hôm nay giảm rải rác. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 52.000 - 58.000 đồng/kg. Hà Tĩnh hướng dẫn người dân chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh.
Trong những ngày qua, nhiều chung cư trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; bố trí khu vực riêng để xe điện để phòng tránh rủi ro cháy nổ.