TP - Ngày 27/12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Học viện Quân Y (HVQY) và các đơn vị liên quan.
Tiền Phong Bị cáo Phan Quốc Việt tại phiên tòa 1 |
Bị cáo Phan Quốc Việt tại phiên tòa |
Trong 7 bị cáo được đưa ra xét xử sơ thẩm, bị cáo Hồ Anh Sơn, cựu Phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, thuộc Học viện Quân Y (HVQY) và bị cáo Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ Các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN, cùng bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Các bị cáo: Nguyễn Văn Hiệu, cựu Trưởng phòng Trang bị Vật tư ( HVQY); Ngô Anh Tuấn, Trưởng phòng Tài chính ( HVQY) ; Lê Trường Minh, cựu Trưởng ban Hóa dược ( HVQY); Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á; Vũ Đình Hiệp, Phó Tổng giám đốc Công ty Việt Á cùng bị truy tố tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, trong bối cảnh dịch COVID-19 có nguy cơ lây lan ở Việt Nam, Ban Giám đốc HVQY có công văn gửi Bộ KH&CN về việc “Đề xuất nhiệm vụ phát triển kit chẩn đoán viêm phổi do vi rút corona”.
Tuy nhiên, do vụ lợi cá nhân, từ tháng 1/2020, Trịnh Thanh Hùng thông đồng với Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn, đưa Công ty Việt Á vào tham gia Đề tài với vai trò là cơ quan phối hợp, sản xuất 20.000 kit test (xét nghiệm) thử nghiệm, sau đó để Công ty Việt Á được cấp phép, sản xuất thương mại trái pháp luật. Cụ thể, ngày 6/2/2020, HVQY ký Hợp đồng thực hiện Đề tài với Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước; Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ KH&CN, với tổng kinh phí đề tài 18,98 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát cáo buộc, quá trình nghiên cứu đề tài, bị cáo Hùng, Sơn, Việt xác định kit xét nghiệm của Công ty Việt Á cung cấp tốt hơn nên thống nhất không đặt ra vấn đề HVQY chuyển giao quy trình nghiên cứu của mình để Công ty Việt Á sản xuất 20.000 kit test thử nghiệm.
3 bị cáo trên đã đưa bộ kit do Công ty Việt Á cung cấp không được sản xuất theo quy trình nghiên cứu của HVQY đi thử nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và sử dụng sản phẩm này để nghiệm thu giai đoạn 1 của Đề tài.
Trong ngày xét xử đầu tiên, HĐXX đã tiến hành xét hỏi các bị cáo. Các bị cáo đồng tình với tội danh bị truy tố và không có ý kiến phản bác, chỉ giải trình việc sai phạm có nguyên nhân từ tính cấp bách phải sớm có bộ kit test để phòng chống dịch COVID-19.
Gian dối gây thiệt hại lớn ngân sách nhà nước
Hội đồng nghiệm thu không biết Trịnh Thanh Hùng, Phan Quốc Việt, Hồ Anh Sơn gian dối trong việc sử dụng kit test do Việt Á cung cấp và quy trình nghiên cứu của HVQY không liên quan đến kit test Việt Á để nghiệm thu thông qua Đề tài. Điều này dẫn đến quy trình nghiên cứu của HVQY không có sản phẩm được thử nghiệm, đánh giá và hậu quả là Đề tài của HVQY không hoàn thành. Hành vi gian dối của các bị can gây thiệt hại gần 18,5 tỷ đồng.
Trong đó, Trịnh Thanh Hùng là người lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để vụ lợi cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; thông đồng với các cá nhân khác để đưa Công ty Việt Á vào tham gia Đề tài… Trịnh Thanh Hùng được Phan Quốc Việt chi 350.000 USD. Do vậy, Hùng là người khởi xướng, giữ vai trò chính trong vụ án, phải chịu trách nhiệm với tổng thiệt hại Đề tài gần 18,5 tỷ đồng.
Đối với Phan Quốc Việt, vì vụ lợi cá nhân, muốn kit test của Công ty mình được cấp phép nên thông đồng với hai đồng phạm trong việc không sử dụng quy trình nghiên cứu của HVQY để sản xuất 20.000 kit test thử nghiệm mà sử dụng kit của Việt Á cung cấp để đưa đi thử nghiệm, nghiệm thu Đề tài trái pháp luật. Phan Quốc Việt là người thực hành tích cực, chịu trách nhiệm sau Trịnh Thanh Hùng, Hồ Anh Sơn. Trong khi đó, Hồ Anh Sơn bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, vụ lợi cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ; cũng là người thực hành tích cực, được Phan Quốc Việt chi cho gần 2,5 tỷ đồng.
Đồng thời, ông Sơn còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vụ lợi cá nhân trong mua bán tăm bông, ống môi trường dán nhãn Viện Nghiên cứu y dược học quân sự/HVQY và cung cấp cho Việt Á để bán cho các cơ quan, tổ chức để hưởng lợi hưởng lợi trái phép hơn 2,1 tỷ đồng…
Sáng 27/12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 7 bị cáo, có vi phạm liên quan Công ty Việt Á. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 27 đến 29/12.
Được bà Trương Mỹ Lan nhờ người đứng tên hộ, sau đó bất động sản ở quận 3 (TP.HCM) trở thành tài sản đảm bảo cho khoản vay trị giá hơn 400 tỉ đồng tại Sacombank.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị chính quyền các cấp khơi dậy nội lực, khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ra thông báo về việc giải quyết đơn của Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai tố cáo hai cá nhân đã nhận tiền đặt cọc chuyển nhượng 125 ha đất ở phường Kim Dinh và phường Long Hương (TP. Bà Rịa), song thực tế diện tích đất có thể chuyển nhượng được chỉ khoảng 16,3 ha.
Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan chỉ nổi danh khi lấn sân sang bất động sản và vướng nhiều tai tiếng.
Nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan - chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 3 tội danh.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Nhà máy In tiền...
Thông tin từ đại diện doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Như Loan - tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, vắng mặt vì lý do sức khoẻ.