Nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan - chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 3 tội danh.
Ngày 17-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ban hành kết luận điều tra vụ án liên quan Trương Mỹ Lan và 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.
Sau hơn một năm điều tra, C03 cáo buộc bà Trương Mỹ Lan có nhiều sai phạm và đề nghị truy tố nữ doanh nhân này 3 tội danh.
Cụ thể, bà Lan bị đề nghị truy tố các tội: Đưa hối lộ; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tội Tham ô tài sản.
Các bị can còn lại bị truy tố về các tội danh như “Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Trong vụ án này, bà Trương Mỹ Lan có 4 luật sư bào chữa là luật sư Phan Trung Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Minh Hoàng và Giang Hồng Thanh.
Cùng vụ án, bà Đỗ Thị Nhàn, cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước, bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Một số cựu lãnh đạo, cán bộ của ngân hàng SCB bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Quá trình điều tra xác định bà Trương Mỹ Lan cùng những cá nhân, pháp nhân do bà Lan nhờ đứng tên chiếm hơn 91% vốn điều lệ của Ngân hàng SCB.
Trong thời gian hoạt động, bà Lan đã chiếm đoạt hơn 304 ngàn tỉ từ Ngân hàng SCB và gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129 ngàn tỉ.
Cùng trong vụ án, ông Nguyễn Cao Trí là Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang bị đề nghị truy tố về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra cáo buộc ông Trí đã chiếm đoạt số tiền hơn 1.000 tỉ đồng của bà Trương Mỹ Lan.
Tách vụ án lừa đảo và rửa tiền tiếp tục điều tra
Ngoài ba tội danh trên, bà Trương Mỹ Lan còn bị khởi tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu và Rửa tiền. Tuy nhiên cơ quan điều tra đã tách vụ án này ra để tiếp tục điều tra và xử lý sau.
Liên quan hành vi lừa đảo, gian dối phát hành trái phiếu, trước đó tại buổi họp báo của Bộ Công an, lãnh đạo C03 thông tin kết quả điều tra xác định từ năm 2018-2020, các nghi phạm có liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các công ty con thuộc tập đoàn cùng một số đơn vị đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật trong phát hành trái phiếu.
Từ các hành vi gian dối trong phát hành trái phiếu, bà Trương Mỹ Lan và các bị can trong vụ án Vạn Thịnh Phát đã lừa đảo 30.000 tỉ của 42.000 nhà đầu tư.
Do số lượng bị hại trong vụ án này rất lớn nên C03 đã ủy thác cho cơ quan điều tra công an các địa phương làm việc với các nhà đầu tư đã mua trái phiếu của Vạn Thịnh Phát, cục phó C03 thông tin.
Liên quan đến vụ án bà Trương Mỹ Lan, mới đây, hai cựu chủ tịch Ngân hàng SCB cùng năm người khác bị khởi tố trong vụ án Vạn Thịnh Phát nhưng đang bỏ trốn, nên bị Bộ Công an phát lệnh truy nã.
Những người bị truy nã gồm Nguyễn Thị Thu Sương (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB), Đinh Văn Thành (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB), Chiêm Minh Dũng (cựu phó tổng giám đốc SCB), Trầm Thích Tồn (cựu thành viên hội đồng quản trị SCB), Sun Henry Ka Ziang (thành viên hội đồng quản trị SCB, quốc tịch Trung Quốc), Lam Lee George (cựu thành viên hội đồng quản trị SCB) và Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu phó giám đốc chi nhánh Bến Thành SCB).
Bảy bị can trên bị điều tra về các tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng và tham ô tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát.
Theo kết luận, đối với một số bị can nguyên là lãnh đạo Ngân hàng SCB đã bỏ trốn, Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã đồng thời kêu gọi đầu thú để hưởng lượng khoan hồng. Trong trường hợp họ không ra trình diện, coi như từ bỏ quyền tự bào chữa và sẽ bị truy tố, xét xử.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, cà phê vừa phản ánh về tình trạng bị mất hàng trong thời gian container hạ bãi chờ chuyển lên tàu.
Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan chỉ nổi danh khi lấn sân sang bất động sản và vướng nhiều tai tiếng.
Trong vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, ngoài truy tố cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Trương Quang Việt cùng thuộc cấp, Viện KSND TP Hà Nội đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật nhiều lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm này do sai phạm khi đấu thầu mua sắm kit xét nghiệm Covid-19.
Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1.6, Vietjet đã chắp cánh cho những giấc mơ bay và dành tặng các thiên thần nhỏ những món quà bất ngờ,...
TP - Ngày 27/12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Học viện Quân Y (HVQY) và các đơn vị liên quan.
Các trường hợp thường gặp nhất là giả mạo Giấy xác nhận ủy quyền, Bản cam kết thực hiện ủy quyền và tất toán tiền… để yêu cầu người dân chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo qua website giả mạo.
*Tiếp tục cập nhật Đến 10h sáng nay, 19/7, cảnh sát vẫn đang có mặt trong và ngoài tòa nhà để thực hiện công tác nghiệp vụ. Trước đó, vào đầu ngày, xe cùng lực lượng thuộc Bộ Công an có mặt tại tòa nhà ở số 26 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM. Đây là địa chỉ đăng ký nhà riêng của bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG). Hiện chưa có thông tin cụ thể việc cơ quan chức năng làm việc tại nhà...
Lễ khai trương đường bay kết nối Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc với TPHCM đã diễn ra tại sân bay quốc tế Hàm Dương Tây...
Năm nay, TP.HCM phải thu từ sử dụng đất gần 34.000 tỉ đồng. Để tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố, TP.HCM sẽ bán đấu giá các khu đất dự án thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.