Sáng 16-5, đông đảo bà con người đồng bào Cơ Tu đã tái hiện lại lễ tạ ơn các vị thần linh ban cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc tại Quảng trường trung tâm văn hoá huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).
Theo thông lệ hàng năm, bà con người Cơ Tu ở vùng rẻo cao huyện A Lưới đều chọn những ngày đầu hạ, sau khi gặt cây lúa trên nương thì làm lễ tạ thần núi, thần sông, thần suối…
Lễ hội này có tên "Tậc Ka Coong" và được xem là một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất đối với đời sống tinh thần của bà con Cơ Tu sống dưới những cánh rừng già Trường Sơn.
Già làng Hồ Văn Xáp (83 tuổi, trú xã Lâm Đớt) cho hay mỗi năm lễ hội Tậc Ka Coong được tổ chức khoảng 2-3 ngày vào mùa hè.
Người Cơ Tu cho rằng mùa mưa thường ướt át, bà con sẽ gặp khó trong việc đi lại và thần linh cũng không muốn vậy.
Mở đầu cho buổi lễ là nghi thức chôn cây nêu. Cây nêu của người Cơ Tu được chọn từ cây tre cao lớn, dẻo dai, chắc khỏe trong rừng. Khi trồng nêu, người Cơ Tu cầu mong cây luôn vững chãi, không nghiêng ngả, gãy đổ.
Theo truyền thống, sau khi trồng cây nêu là nghi thức buộc trâu và đâm trâu. Tuy nhiên việc đâm trâu đã không còn phù hợp với đời sống hiện đại nên nghi lễ này đã được lượt bỏ. Thay vào đó bên dưới cây nêu người người Cơ Tu đặt những gùi gồm thịt lợn, dê, chuối, zèng, gạo nếp…
Già làng sau khi khấn vái thần linh để cảm tạ cho một mùa màng bội thu sẽ yêu cầu dân làng dâng lên những lễ vật là món ăn truyền thống được nấu trước đó.
Và các món ăn được chế biến từ những phần ngon nhất của các vật tế, trâu, bò, dê, heo, gà... các món bánh a koat, a zưh, âng co được làm từ những hạt nếp nương dẻo thơm.
Người dâng lễ vật lên thần linh phải là những chàng trai, cô gái Cơ Tu khỏe mạnh, đẹp người và có tâm hồn thánh thiện, trong sáng được chính già làng chọn ra từ cộng đồng.
Sau khi mời thần, dân làng thực hiện nghi thức tạ ơn các vị thần đã ban cho làng bản người Cơ Tu cuộc sống bình yên, no đủ và cho con cháu trưởng thành nên người. Họ cũng cầu xin các vị thần tiếp tục bảo vệ che chở và ban cho con cháu, làng bản sức khỏe, may mắn, thịnh vượng, an lành, hạnh phúc.
Xuyên suốt lễ hội từ đầu đến cuối là tiếng chiêng, nhịp trống rộn ràng, nhịp nhàng và uyển chuyển tạo nên không khí lễ hội sôi động.
Lễ hội này là một phần trong Ngày hội "Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi" tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 15 diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16-5 này.
Đây là hoạt động truyền thống của người Cơ Tu được UBND huyện A Lưới tái hiện lại dưới hình thức sân khấu hóa, nhằm giới thiệu đến bạn bè, khách du lịch một nét văn hóa độc đáo của bà con người Cơ Tu còn lưu giữ đến ngày nay.
‘Cô Năm ơi, cho con chén tàu hủ’, ‘Má Năm ơi, lấy con chai sữa’... cứ độ năm phút, ở góc đường Hồ Văn Cống, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương lại râm ran tiếng người gọi.
Sau khi ăn thịt lợn chết nấu chín, người đàn ông 55 tuổi nôn nhiều, khó thở, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng tử vong.
Hưởng ứng Ngày cao điểm “Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh', Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Nghệ An cùng các đoàn cơ sở đã triển khai nhiều công trình thanh niên, phần việc ý nghĩa, các hoạt động bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp...
Tôi giờ chỉ muốn thực hiện điều mong muốn nhiều năm, đó là ly hôn, các con tôi cũng bảo sẽ ủng hộ quyết định của mẹ.
'Mong các bạn không bị đói, có sức khỏe để sớm xây lại nhà' - Hiền Anh, lớp 2A1, trường tiểu học Hà Nội nhắn nhủ trong bức thư gửi người dân vùng lũ phía Bắc.
Em 41 tuổi, làm việc trong lĩnh việc giáo dục gần 20 năm, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
Dự án 'Thuốc đúng cho em' sàng lọc gen miễn phí cho hơn 2.500 trẻ em, nhận giải Hành động vì cộng đồng (Human Act Prize), ngày 11/12.
Một sinh viên đại học 20 tuổi được chẩn đoán mắc chứng hoang tưởng khi nghĩ tất cả nữ sinh trong trường đều thích mình.
TP Đà Lạt yêu cầu xác minh, xử lý các trường hợp bạo hành động vật theo phản ánh, tiến tới chấm dứt dịch vụ chụp ảnh với thú cưng.