Sau nhiều lần đấu giá không thành, cơ quan chức năng hạ giá mạnh khối gỗ và đưa vào đấu giá chung lô gỗ tang vật của vụ phá rừng.
Ngày 23-10, phòng tài chính - kế hoạch UBND huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) cho hay vừa đấu giá thành công 4,3m3gỗ công an tịch thu của người dân phát hiện trong lúc đào ruộng.
Cụ thể sau 3 lần đấu giá không thành, ở lần đấu giá thứ tư, đơn vị này đã hạ giá khởi điểm tài sản từ 50 triệu đồng xuống 20 triệu đồng.
Ngoài ra, để tăng khả năng bán được tài sản, đơn vị đã đưa khối gỗ này vào lô 147m3 gỗ tịch thu trong vụ phá rừng trên địa bàn để đấu giá chung 1 lần.
Kết quả, một doanh nghiệp có trụ sở tại thị trấn Sa Thầy đã trúng đấu giá toàn bộ khối tài sản với giá 520 triệu đồng, so với giá khởi điểm là 512 triệu đồng.
Như Tuổi Trẻ Online thông tin trước đó, số gỗ này được ông Lê Quang Nam (46 tuổi, trú thị trấn Sa Thầy) phát hiện và trục vớt trong lúc đào ruộng thuê cho một người dân tại xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy.
Sau khi ông Nam trục vớt gỗ và đưa đi cưa gia công thì Công an huyện Sa Thầy tạm giữ số gỗ này, tiếp đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Nam 4 triệu đồng về hành vi "chiếm giữ tài sản của người khác", buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép cho Nhà nước.
Công an huyện Sa Thầy đã thành lập hội đồng định giá tài sản và xác định giá trị 4 hộp gỗ xẻ nhóm 6 có khối lượng gần 4,3m3 là 68 triệu đồng. Ngoài ra, còn 6 tấm bìa gỗ mục nát không còn giá trị sử dụng nên không định giá.
Công an huyện Sa Thầy xác định giá trị số gỗ trên là 68 triệu đồng, lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (14,9 triệu đồng), nên không thuộc sở hữu của người tìm thấy, mà thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện.
Ông Nam cũng không được thưởng tiền vì không tự nguyện giao nộp số gỗ cho cơ quan chức năng mà cố tình chiếm giữ, mua bán.
Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên phạt bị cáo Phạm Đình Cự, cựu chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, mức án 3 năm tù và cho hưởng án treo về tội 'vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí'.
Sau 2 ngày nhận tin báo, Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã bắt thành công nhóm 14 đối tượng tuổi đời từ 13-20 có hành vi gây rối trật tự công cộng, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách trên đường. Đặc biệt, nhóm này còn mang theo hung khí gây thương tích cho người đi đường.
Quảng Nam dùng 210 tỉ đồng làm kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại
Theo kế hoạch, sau khi sắp xếp, dưới phường, thị trấn ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có khu phố; xã chỉ có ấp; mỗi khu phố, ấp có 5 chức danh được hưởng phụ cấp hằng tháng.
Trưa 12/12, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đến sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước trong hai ngày 12-13/12.
Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, cặp rồng làm bằng cây sanh tại công viên Tao Đàn (TPHCM) nhanh chóng gây sự chú ý. Nhiều người bày tỏ ý kiến trái chiều xoay quanh hình ảnh này.
Trong văn bản gửi UBND tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương khẳng định cơ quan cấp dưới đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Hưng...
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long đang tiếp tục làm rõ vụ việc đôi nam nữ tử vong trong căn nhà thuê ở huyện Long Hồ với vết thương thấu cổ.
Tối 24/2, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam đối với bà Đặng Thị Hàn Ni để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân'. Trước đó, bà Nguyễn Phương Hằng (CEO Công ty CP Đại Nam) gửi đơn đến Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xử lý hành vi vi phạm của nhà báo Đặng Thị Hàn Ni. Sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông gửi công văn tới Sở Thông tin...