Sau cái chết của cháu Trần Gia Huy (5 tuổi, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), nhiều câu hỏi được đặt ra về đảm bảo an toàn trong đưa đón học sinh.
Ngày 30-5, không khí tại nhà tang lễ TP Thái Bình buồn bã bởi tiếng khóc nức nở của bà Đinh Thị Hằng (61 tuổi) trước sự ra đi đột ngột của đứa cháu ngoại sống với bà từ khi còn đỏ hỏn.
Đúng lịch như mọi ngày, khoảng 6h20 ngày 29-5, bà Hằng dẫn Huy ra xe đưa đón của trường và thấy cháu ngồi hàng ghế thứ hai ngay sau tài xế như mọi ngày thì mới yên tâm quay về nhà để chuẩn bị ra quầy hàng.
"Cháu tôi có thói quen ngồi hàng ghế này, vì nhà ở cách xa trường nhất, hằng ngày cháu được đón đầu tiên, sau đó xe mới đi đón tiếp các bạn khác" - bà Hằng cho hay về cháu bị bỏ quên trong ô tô.
Đến khoảng 17h cùng ngày, cậu ruột của cháu đến trường đón nhưng tìm mãi không thấy cháu đâu nên hỏi các cô giáo. Sau đó, cô giáo nói để kiểm tra lại thì phát hiện cháu vẫn trên ô tô và lúc này đã trong tình trạng bất tỉnh. "Cháu tôi vẫn luôn ngồi ghế đầu, sao không ai thấy cháu để cháu tôi chết ngạt oan uổng thế này" - bà Hằng nức nở ôm mặt khóc.
Đến chiều 30-5, mẹ của Gia Huy là chị Trần Thị Lan Phương, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, đã trở về quê để nhìn mặt con lần cuối. Chị liên tục khóc ngất và phải nhờ đến sự chăm sóc của cơ quan y tế bởi quá sốc khi nhìn thấy thi thể con.
Ngày 30-5, UBND tỉnh Thái Bình có văn bản gửi các sở, ban ngành và địa phương trực thuộc để yêu cầu rà soát, chấn chỉnh trong toàn tỉnh liên quan hoạt động đưa đón học sinh tại các cơ sở giáo dục sau vụ việc đau lòng của bé Gia Huy.
Ông Phạm Văn Nghiêm - phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - khi dẫn đầu đoàn cán bộ đến nhà tang lễ TP Thái Bình để động viên, chia sẻ với thân nhân cháu Huy cũng thông tin về việc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án "vô ý làm chết người" để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ ngày 30-5, tại Trường mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 ở xã Phú Xuân (TP Thái Bình) vẫn tổ chức đón trẻ đến học, nhưng khi phóng viên vào trường thì bảo vệ đóng cửa cho biết lãnh đạo nhà trường không có ai ở đây.
Trong ngày 30-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình cũng đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phương Quỳnh Anh (nhân viên được giao nhiệm vụ đưa - đón trẻ của Trường mầm non Hồng Nhung cơ sở 2) liên quan việc để quên cháu Gia Huy trong ô tô dẫn đến cái chết của cháu.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy khoảng 6h20 sáng 29-5, tài xế Nguyễn Văn Lâm lái ô tô 29 chỗ cùng nhân viên Phương Quỳnh Anh đi đón cháu Trần Gia Huy (5 tuổi, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) và 9 học sinh khác đến Trường mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 tại xã Phú Xuân, TP Thái Bình.
Khi đến trường, tài xế Lâm mở cửa xe cho nhân viên Quỳnh Anh đưa các cháu vào lớp. Sau đó, ông Lâm lái xe ra đỗ ở cổng rồi khóa cửa về nhà. Khi vào lớp, giáo viên phụ trách lớp có chụp ảnh điểm danh học sinh gửi lên phần mềm của nhà trường để theo dõi, quản lý và phát hiện vắng cháu Huy, nhưng lại không thông báo cho gia đình.
Đến khoảng 17h cùng ngày, cậu ruột cháu Huy đến trường đón, không thấy cháu trong lớp, mọi người đi tìm thì phát hiện cháu bé đã bất tỉnh trong ô tô. Do không có chìa khóa xe, mọi người phải phá cửa lên xuống để đưa cháu vào viện cấp cứu, tuy nhiên nạn nhân được xác định đã chết.
* Đại biểu NGUYỄN THỊ SỬU (phó Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế):
Vụ việc bé trai 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên ô tô ở Thái Bình rất đau xót.
Hiện nay chưa có đơn vị nào nghiên cứu, đưa ra thiết kế riêng đối với xe chở học sinh.
Vì vậy hiện nay mô hình xe đưa đón trẻ mầm non, tiểu học đều theo dạng đóng kín để có điều hòa, thiết kế như "ngôi nhà di động", dán kính đen khiến việc quan sát ở bên ngoài rất khó.
Do đó trong thời gian tới, các cơ quan đơn vị nên rà soát, nghiên cứu với những xe dịch vụ chở trẻ mầm non, tiểu học phải được thiết kế khác với xe chở khách đường dài.
Trong đó cần phải thiết kế để nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng, người ở bên ngoài có thể biết được điều gì đang xảy ra bên trong xe. Cụ thể, xe phải được thiết kế để khi có vấn đề xảy ra, trẻ nhỏ có thể đi lại và làm sao trong trường hợp các con kêu khóc người ở ngoài vẫn có thể nghe được âm thanh, thấy được hình ảnh ở bên trong.
Khi chưa có được thiết kế riêng thì các đơn vị, trường học cần chọn những loại xe đưa đón phù hợp với học sinh và đảm bảo an toàn. Đồng thời, quan trọng nhất vẫn cần rà soát lại toàn bộ quy trình đưa đón học sinh, nhất là trẻ mầm non, để tránh không xảy ra sự việc tương tự.
* Đại biểu TẠ VĂN HẠ (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục):
Đã có rất nhiều cảnh báo được đưa ra nhưng vẫn xảy ra sự việc đáng tiếc, đau lòng ở Thái Bình. Và lúc chúng ta ngồi kiểm điểm thì đã mất đi một mạng người.
Do vậy, quan trọng nhất sau đây chính là vai trò then chốt của con người trong việc thực thi nhiệm vụ đưa đón, chăm sóc trẻ em.
Trong đó, cần phải có quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí đối với những người làm công tác đưa đón học sinh.
Theo đó, những người được giao nhiệm vụ đưa đón trẻ phải là người được lựa chọn cẩn thận, cụ thể, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn chứ không phải không xếp được việc gì thì cho đi đưa đón học sinh.
Người đưa đón phải được tập huấn, có trình độ hiểu biết, tâm lý, cẩn thận. Với người lái xe cũng phải là người chỉn chu, không chỉ đảm bảo an toàn trên đường đi mà còn là người phải rà soát kỹ càng sau cùng trước khi đóng cửa xe, về bãi.
Bên cạnh trách nhiệm của những người này, giáo viên chủ nhiệm thì trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục cũng phải rõ ràng. Người đứng đầu cơ sở là phải thường xuyên nhắc nhở, thậm chí lựa chọn những người được giao nhiệm vụ đưa đón trẻ.
Hiện nay trong dự Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ chuẩn bị được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này cũng đã có các quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về xe đưa đón học sinh.
Ngoài ra, có thể nghiên cứu để lắp thêm camera giám sát (không phải camera hành trình) hoặc biện pháp nào đó trong mỗi xe đưa đón. Camera này sẽ kết nối với máy của hiệu trưởng, thường trực trường và chính các phụ huynh có con đi xe cũng có thể theo dõi. Tất cả các biện pháp nào có thể đảm bảo an toàn hơn cho trẻ em đều cần nghiên cứu, thử nghiệm.
Bình Dương - Công an thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã bắt nhóm đối tượng gây ra 4 vụ cướp trên địa bàn tỉnh.
Bình Thuận - Nam thanh niên chở theo cháu đi xe máy đến cây xăng thì bất ngờ bị 2 thanh niên đi xe máy đến và dùng hung khí...
Bảy tàu cá ngư dân và bốn tàu của Bộ Quốc phòng đang tích cực tìm kiếm 13 ngư dân mất tích. Khu vực tìm kiếm cũng được mở rộng, tuy nhiên, đến 9h sáng nay (18/10) vẫn chưa tìm thấy các nạn nhân còn lại.
Đến tham quan nhà máy mì, các em học sinh không chỉ biết thêm kiến thức mới mà còn được thoả thích giơ tay phát biểu, đưa ra những câu trả lời...
Hơn 1 nửa công đoàn cơ sở (CĐCS) trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thành công đại hội. Dự kiến, các CĐCS sẽ hoàn thành...
Sau hơn 2 năm thi công, cầu Hưng Đức vượt sông Lam nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trên cao tốc Bắc Nam đang dần hoàn thiện. Dự kiến, cây cầu được hợp long trong ít ngày tới và sẽ hoàn thiện vào cuối tháng 4/2024.
Theo chủ ngôi nhà và người dân sinh sống xung quanh, thời điểm xảy ra hỏa hoạn tại ngôi nhà 3 tầng trên ngõ Trại Cá (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có khoảng 6 người và đã kịp thoát ra ngoài. Tuy nhiên, vụ cháy thiêu rụi đồ đạc bên trong phòng ngủ tầng 2.
Ngày 17/2, lãnh đạo UBND xã Đông Quan, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) cho biết, Chủ tịch xã này vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hoàng Thị Lựu (66 tuổi, trú tại thôn Minh Châu, xã Đông Quan, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Bà Hoàng Thị Lựu hành nghề mê tín dị đoan, trục lợi thông qua hình thức gọi hồn, áp vong, lên đồng...bị báo chí phản ánh thời gian gần đây gây xôn xao dư luận. Kiến ThứcSau khi được tuyên truyền,...
Nhiều ý kiến cho rằng dù cá linh non không nằm trong nhóm cấm khai thác, nhưng phải đánh bắt sao để đừng tận diệt.