Vợ chồng Việt - Pháp nên duyên từ Bảo tàng Điện Biên Phủ

06:40 24/03/2024

Lần đầu gặp, Guillaume say sưa nghe Quỳnh Anh nói về lịch sử Điện Biên và truyền thống gia đình còn cô ái mộ lòng yêu chuộng hòa bình của ông bà anh.

Có vốn tiếng Anh tốt nên từ lớp 10 Trần Quỳnh Anh đã xin làm tình nguyện viên tại Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ. Một buổi chiều mùa hè năm 2017, có một chàng trai ngoại quốc hỏi cô gái 17 tuổi về ý nghĩa việc số vị trí trên bản đồ thế giới được chiếu sáng.

Cô giải thích đó là vị trí của 17 quốc gia châu Phi được khích lệ bởi chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève 1954 đã đứng dậy đấu tranh giành độc lập vào năm 1960.

Từ cuộc nói chuyện thú vị, Guillaume tiếp tục nhờ Quỳnh Anh dẫn đi tham quan đồi A1. Từ trên đỉnh đồi lộng gió, Quỳnh Anh đầy tự hào khi nói về trận chiến lịch sử có sự tham gia của ông nội cô. Ông ngoại cũng là thanh niên xung phong từ Hà Nội ngược ngàn Tây Bắc mang con chữ cho đồng bào sau giải phóng.

Nghe xong câu chuyện của cô gái Việt Nam, Guillaume cũng khoe ông bà ngoại anh cũng từng tham gia nhiều cuộc đình công để phản đối chiến tranh ở Đông Dương trong thời điểm ấy.

"Tôi đã dẫn nhiều khách nước ngoài nhưng thấy anh rất hào hứng với các câu chuyện của tôi, không có kiểu thù ghét hay phân biệt", Quỳnh Anh kể.

Trước khi chia tay, họ trao đổi liên lạc. Một sáng vài tháng sau, Quỳnh Anh nhận được tin nhắn kết nối của Guillaume. Từ hôm đó, họ trở thành hai người bạn. Guillaume đam mê toán, khoa học và lịch sử còn Quỳnh Anh lại thích văn hóa và con người, nên người này chia sẻ với người kia hiểu biết của họ.

Những câu chuyện nối dài ngày nọ qua ngày kia, tình yêu đến tự lúc nào họ cũng không rõ. Năm 2018 Quỳnh Anh vào Đại học Kinh tế TP HCM, Guillaume cũng đang học lên tiến sĩ. Nhờ có một người phương xa bầu bạn đã giúp giải tỏa những căng thẳng học hành cho cả hai.

Tết 2019, cô gái quyết định dẫn Guillaume về chơi với gia đình. Vừa đặt chân tới nhà sau chuyến xe đêm, chàng trai đã ngồi xuống rửa lá rong, gói bánh chưng, chặt thịt gà. Mặc dù là người ngoại quốc, không có một khoảng cách nào trong hòa nhập văn hóa ở Guillaume. Tính ham học hỏi, mỗi lần về anh đều thích được ghé thăm những di tích lịch sử và đi sâu tìm hiểu cộng đồng văn hóa ở địa phương.

"Anh không khác gì một chàng trai Việt, cũng cởi trần mỗi khi làm việc như những người đàn ông khác. Nhớ nhất lúc anh ngồi với cậu tôi, cùng dóc mía ăn và nói đủ thứ chuyện", cô gái kể.

Cũng trong năm đó để hiểu hơn về quê hương của người yêu, Quỳnh Anh tranh thủ ba tuần được nghỉ học sang Pháp. Bao nhiêu lo lắng lần đầu xuất ngoại tan biến khi đứng dưới mái nhà của gia đình Guillaume. Bố mẹ, em trai và ông bà nội, ngoại của Guillaume dành cho cô cái ôm như người thân lâu ngày gặp lại.

Ông bà nội và ngoại đều từng đến Việt Nam đầu những năm 2000, nay có "cháu dâu tương lai" ở đây đã gợi lại trong họ bao nhiêu kỷ niệm. Dù mới gặp lần đầu mà họ không hết chuyện để nói.

"Ông bà nội hào hứng được đến Điện Biên tới nỗi lên kế hoạch sang Việt Nam trước đám cưới của chúng tôi cả tuần để đi thăm các nơi. Ông bà ngoại sức yếu không đi được nên đề nghị tôi quay bảo tàng, quay đồi A1 cho xem", Quỳnh Anh kể.

Năm 2022, Quỳnh Anh quay trở lại Pháp. Lần này cô học thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế ở Đại học Bordeaux, với mong muốn rút ngắn khoảng cách học vấn với bạn trai.

Ngay khi thấy bạn gái đã ổn định, Guillaume mượn cớ mùa hoa oải hương đương nở rủ cô đi leo núi. Trên là bầu trời cao vợi, dưới là hồ nước trong xanh của vùng Provence, chàng trai bộc bạch tiếng lòng rồi trao người con gái mình yêu chiếc nhẫn cầu hôn.

Một đám cưới được đại gia đình Guillaume chờ mong bởi 40 năm rồi mới có. Mùa đông 2023, đôi uyên ương đã làm lễ tại tòa thị chính, sau đó có một đám cưới ấm cúng trong khu vườn rợp bóng cây ở vùng nông thôn nước Pháp.

Đám cưới lớn hơn ở Việt Nam được gia đình hai bên thảo luận. Họ chọn ngày vui đúng vào lễ hội hoa ban và dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, đầu tháng 3/2024.

Trong những cuộc thảo luận, nhà trai trước sau cho biết sẽ tuân theo mọi truyền thống trong lễ cưới ở Việt Nam. Bởi vậy từ vài tháng trước, các thành viên gia đình Guillaume háo hức lấy số đo, chọn vải để may áo dài. Hôm 2/3, họ diện lên trang phục truyền thống của người Việt, đội tráp đến hỏi cưới, mẹ chàng rể còn cầm nón trắng để đón nàng dâu.

Trong ngày vui, mẹ của chú rể cũng chia sẻ niềm đam mê lịch sử đã đưa Guillaume tới Điện Biên. "Chỉ hơn nửa năm sau khi trở về từ Việt Nam, con nói với chúng tôi đã tỏ tình với một cô gái ở đây", bà nói.

Bà Thu Thủy, mẹ Quỳnh Anh cho biết dự hôn lễ ở Pháp khiến vợ chồng bà trăn trở về một lễ cưới ở Việt Nam sao cho tích hợp được những điểm tích cực của đám cưới hai quốc gia. Bởi vậy ngày trọng đại của con gái vẫn phải đông vui theo truyền thống người Việt, giảm bớt ăn uống mà tăng những phần giao lưu để lắng đọng, thân tình như đám cưới Pháp. Đáng nhớ nhất là phần kết của hôn lễ khi tiếng kèn pí pặp, tính tẩu vang lên, người già, trẻ nhỏ nắm tay nhau nhảy điệu xòe vòng.

Từ anh em, bạn bè ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt, đến gia đình nhà trai và bạn bè của dâu rể từ các quốc gia khác tụ về, đều hòa vào điệu xòe và tắm mình trong văn hóa khác biệt. "Không còn niềm vui nào hơn khi sau hôn lễ nhiều người nói: "Đúng là một đám cưới tuyệt vời", bà Thủy nói.

Chú rể Guillaume nói thêm: "Tình yêu của chúng tôi và từng chi tiết trong lễ cưới của chúng tôi mang thông điệp hòa bình và kết nối Việt - Pháp".

Sau đám cưới, cặp vợ chồng sẽ quay lại Paris. Quỳnh Anh đã tốt nghiệp và dự định học thêm các ngôn ngữ mới, song song mở một cửa hàng để quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc Điện Biên tại Pháp.

"Vợ chồng tôi cũng hy vọng trở thành cầu nối với các tổ chức ở Pháp để giúp đồng bào và trẻ em ở quê hương Điện Biên có cuộc sống tốt hơn", Quỳnh Anh nói.

Phan Dương

Có thể bạn quan tâm
Thức trắng đêm Giao thừa cùng bệnh nhân tại nơi đèn điện không bao giờ tắt

Thức trắng đêm Giao thừa cùng bệnh nhân tại nơi đèn điện không bao giờ tắt

09:30 10/02/2024

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Giáp thìn 2024, tại Trung tâm Cấp cứu lớn nhất miền Bắc, hàng chục bệnh nhân được người nhà chuyển đến cấp cứu. Người...

Đưa thịt chua vượt lũy tre làng

Đưa thịt chua vượt lũy tre làng

10:30 02/03/2023

TP - Cô gái dân tộc Mường Nguyễn Thị Thu Hoa (SN 1992) đã đưa món ăn truyền thống của người dân Thanh Sơn, Phú Thọ, vượt qua lũy tre làng tới hơn 8.000 điểm bán hàng trên toàn quốc, đạt doanh thu 52 tỷ đồng trong năm 2022.

Phát động cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới

Phát động cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới

06:10 29/06/2024

Ngày 28/6, T.Ư Đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức lễ phát động cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi với chủ đề “Rẻo cao hạnh phúc”.

Bị lợn đẻ cắn rách dương vật

Bị lợn đẻ cắn rách dương vật

10:50 15/05/2024

Vào chuồng đỡ đẻ cho lợn nái, người đàn ông 46 tuổi bất ngờ bị con vật cắn vào vùng kín rách dương vật, vỡ bao trắng thể hang.

Thủ tục đăng ký khám, nhà vệ sinh bệnh viện TP.HCM bị chê nhiều nhất

Thủ tục đăng ký khám, nhà vệ sinh bệnh viện TP.HCM bị chê nhiều nhất

17:20 15/01/2024

Năm 2023, số lượt không hài hòng của người bệnh tại các khoa khám bệnh thuộc bệnh viện công lập tăng 18,46% so với năm 2022, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là khâu làm thủ tục đăng ký khám và nhà vệ sinh phục vụ người bệnh.

Đen Vâu, Suboi, Chillies, Soobin Hoàng Sơn hát tại Festival Huế

Đen Vâu, Suboi, Chillies, Soobin Hoàng Sơn hát tại Festival Huế

11:10 10/05/2024

Ông Nguyễn Thanh Bình - phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng ban tổ chức Festival Huế - cho biết tại buổi họp báo ngày 9-5 ở Hà Nội, Festival Huế năm nay tiếp tục trải dài bốn mùa như tỉnh này thực hiện từ năm 2023.

Lời chúc dễ thương trước cổng trường thi gửi đến các sĩ tử

Lời chúc dễ thương trước cổng trường thi gửi đến các sĩ tử

11:00 27/06/2024

Ở phía ngoài cổng trường, tình nguyện viên gửi gắm những lời chúc cho các sĩ tử với những tấm biển đầy màu sắc: 'Quyết tâm đỗ đại học', 'Chạm để nhận điểm 10', 'Chúc 2k6 đỗ nguyện vọng 1'…

Cụ ông nguy kịch vì tai nạn hi hữu 'hóc viên sỏi chậu cây cảnh'

Cụ ông nguy kịch vì tai nạn hi hữu 'hóc viên sỏi chậu cây cảnh'

19:10 25/03/2024

Trong chăm sóc cây cảnh trên sân thượng, cụ ông 72 tuổi gặp tai nạn hi hữu: viên sỏi trong chậu cảnh rơi vào miệng và mắc ở khí quản gây suy hô hấp và cụ nhập viện cấp cứu.

Lớp Chồi, lớp Lá cũng chụp kỷ yếu mầm non

Lớp Chồi, lớp Lá cũng chụp kỷ yếu mầm non

16:00 29/05/2024

Sáng 21-5, bé Chí Đạt (học lớp Lá trường Mầm non Thực Hành 11/11, Đắk Lắk) háo hức dậy thật sớm để chuẩn bị cho buổi chụp ảnh kỷ yếu. Hôm trước đó, em đã được mẹ đưa đi cắt tóc nên cũng biết về buổi chụp.

Co loi xay ra
Co loi xay ra