TPO - Ngày 28/6, T.Ư Đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức lễ phát động cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi với chủ đề “Rẻo cao hạnh phúc”.
Dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN; bà Trần Lan Phương – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi với chủ đề “Rẻo cao hạnh phúc”, được tổ chức nhằm cụ thể hóa chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và T.Ư Đoàn về việc tổ chức hoạt động trong nữ thanh niên giai đoạn 2022 - 2027.
Đồng thời, chương trình phát huy vai trò và sự tham gia của thanh niên trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề liên quan đến nữ thanh niên và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN phát biểu tại chương trình |
Anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN phát biểu tại chương trình |
Phát biểu tại buổi lễ, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN cho biết, sau cuộc thi, các sản phẩm truyền thông tiêu biểu sẽ được chia sẻ, lan tỏa rộng rãi để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho thanh thiếu nhi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Từ mục đích, ý nghĩa rất tốt đẹp của cuộc thi, anh Nguyễn Minh Triết mong muốn mỗi bạn đoàn viên, thanh niên hưởng ứng tích cực cuộc thi để có nhiều hơn nữa những sản phẩm sáng tạo của người trẻ, là công cụ tuyên truyền hữu hiệu, lan tỏa thông điệp tích cực về cuộc sống bình đẳng, an toàn, hạnh phúc.
Cùng với đó, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các cấp bộ Đoàn tiếp tục đầu tư, tổ chức có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới. Đồng thời, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động cuộc thi |
Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động cuộc thi |
“Đối với mỗi bạn đoàn viên, thanh niên tôi mong muốn các bạn thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày để cùng nhau hành động, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi có định kiến giới, tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, xây dựng một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững”, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN.
Các tiểu phẩm tuyên truyền bình đẳng giới tại chương trình |
Các tiểu phẩm tuyên truyền bình đẳng giới tại chương trình |
Các tác phẩm dự thi là các ấn phẩm truyền thông hiện đại trên nền tảng số (infographic, poster, tranh cổ động,…) xoay quanh các nội dung: truyền tải thông điệp về bình đẳng giới trong gia đình, đặc biệt ở gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; truyền tải thông điệp tích cực về cuộc sống an toàn, hạnh phúc, không có bạo lực và phân biệt nam, nữ.
Cùng với đó, nội dung phải phản ánh các vấn đề thực tế trong cuộc sống vẫn còn tồn tại ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi như: tảo hôn, định kiến giới, khuôn mẫu giới.. Qua đó, kêu gọi xóa bỏ hủ tục, định kiến, xây dựng cộng đồng văn minh, gia đình hạnh phúc.
Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba với giá trị lần lượt là 5 triệu đồng, 3 triệu đồng và 2 triệu đồng mỗi giải. Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ trao tặng 4 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng và 1 giải “Bình chọn” trị giá 500 nghìn đồng.
Trong khuôn khổ lễ phát động cuộc thi, diễn ra các vở kịch tình huống đặc sắc về bình đẳng giới. Đồng thời, các diễn giả giao lưu, chia sẻ các thông tin nhằm góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, giáo dục các nữ thanh niên, thiếu nhi dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi, xóa bỏ các tập tục.
Cuộc thi nhận tác phẩm từ ngày 28/6 - 28/8/2024, dành cho đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước tham gia dự thi. Thí sinh gửi sản phẩm dự thi tại địa chỉ website: https://binhdanggioi.doanthanhnien.vn.
Chị gái tôi mắc ung thư vú lúc 50 tuổi. Tôi là em gái, có nguy cơ di truyề̀n ung thư không? (Diệu Trần, 30 tuổi, Đồng Tháp)
Cuộc đời 27 mùa xuân sáng chói của Trần Phú được kể lại trong truyện ký ‘Trần Phú’ của nhà văn Sơn Tùng.
Công trình tượng đài Lênin tại thành phố Vinh làm bằng đồng, nặng 4,5 tấn là biểu hiện của tình hữu nghị hai nước Việt - Nga.
Sáng nay 19/12, tại thủ đô Hà Nội, diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và 695 đại biểu chính thức của đại hội. Tại phiên trọng thể, Ban Chấp hành T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, cũng chính thức ra mắt.
Thấy hai cô gái kêu cứu trong ngôi nhà đang cháy, anh Bằng nhảy lên mái căn nhà cấp bốn cạnh đó, trèo lên khung sắt, đập vỡ con tiện ở ban công, cứu người.
Chiều 1/12, tại thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, Giả Khắc Phong ôm chặt lấy con trai Giả Thanh Soái, cậu con trai mất tích 25 năm.
TP.HCM tuyên dương 35 chiến sĩ bộ đội biên phòng điển hình và khai mạc hội trại 'Tuổi trẻ giữ biển' 2024.
Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Nam Định trao 200 suất học bổng Gieo mầm tri thức cho các em học sinh ở các huyện Giao Thủy, Xuân Trường và Trực Ninh, sáng 14-1.
Khởi công xây dựng vào năm 1849, ngôi chùa cổ Vĩnh Tràng từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách thập phương mỗi khi có dịp ghé thăm Tiền Giang.