Hơn 200 website có dấu hiệu vi phạm
Hội nghị quốc tế về thực thi bản quyền trên môi trường số do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức gồm 5 phiên thảo luận, khép lại vào trưa 21/6. Ngoài các chuyên gia trong nước, 70 chuyên gia đến từ 15 quốc gia tại các khu vực Đông Nam Á, châu Phi, Ả Rập và châu Mỹ La tinh đóng góp nhiều kinh nghiệm về ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới cũng như cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề đều tập trung nghiên cứu, tìm kiếm các cơ hội để tận dụng đột phá, trong đó bao gồm cả lĩnh vực sáng tạo nội dung số.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong khẳng định, sáng tạo trên môi trường số mở ra nhiều cơ hội, tạo ra môi trường lưu giữ, phân phối và khai thác, sử dụng mới đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
“Sáng tạo nội dung số là mảnh đất mới đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất nội dung, các tổ chức, cá nhân và các nhãn hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sân chơi này cũng đặt ra bài toán về bảo vệ bản quyền đối với mỗi sản phẩm nội dung số, không riêng ở thị trường Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu”, Thứ trưởng Hồ An Phong nhận định.
Hành vi vi phạm bản quyền trên môi trường số có sự tham gia của nhiều chủ thể từ các quốc gia khác nhau, gây khó khăn cho việc xác định và xử lý. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia và tổ chức quốc tế cũng như các chủ sở hữu bản quyền cần hợp tác, phối hợp chặt chẽ và chia sẻ kịp thời.
Thiếu tá Lê Anh Tuấn (Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an) cho biết, đối với hoạt động xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, hiện nay trên không gian mạng có khoảng hơn 200 website cung cấp nội dung có dấu hiệu vi phạm bản quyền về phim số, nhạc số, truyện tranh, chương trình truyền hình… có giao diện tiếng Việt.
Một số dạng vi phạm bản quyền nội dung số phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến phim số, truyện số, nhạc số, phát chiếu trực tiếp các trận đấu thể thao, chương trình biểu diễn…
Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã khởi tố 4 vụ án hình sự, trong đó có 2 vụ án xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan qua website phát chiếu phim là www.phimmoi.net, www.bilutv.net.
Tuy nhiên, nguồn nội dung số có dấu hiệu vi phạm bản quyền trên không gian mạng rất khổng lồ, phong phú và xuyên biên giới. Phần lớn các chủ thể quyền ở nước ngoài, vì thế việc đánh giá thiệt hại từ hành vi vi phạm bản quyền nội dung gặp nhiều khó khăn, hình phạt phần lớn là xử phạt hành chính (phạt tiền), chưa tương xứng thiệt hại thực tế mà các đối tượng gây ra.
Tác giả cũng phải biết bảo vệ mình
Vụ khởi tố hình sự liên quan đến phimmoi.net vào năm 2021 là dấu mốc cực kỳ quan trọng trong xử lý vi phạm bản quyền phim. Phimmoi.net là trang phim lậu lớn nhất Việt Nam, chuyên cung cấp đến người xem những bộ phim bom tấn của nhiều nước trên thế giới, có phụ đề tiếng Việt và hoàn toàn miễn phí. Phimmoi.net kiếm được khoảng gần 60 nghìn USD mỗi tháng từ doanh thu quảng cáo.
Việt Nam đã gia nhập 7/8 Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ, quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan được đánh giá tương đối đồng bộ.
Dù vậy, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó cục trưởng Cục Bản quyền tác giả nêu quan điểm, phải thẳng thắn nhìn nhận công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và trên môi trường số nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một số tác giả chưa nắm vững các quy định pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Năm 2022, Việt Nam đã thiệt hại khoảng 350 triệu USD do vi phạm bản quyền. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong khu vực về tỷ lệ vi phạm bản quyền, với khoảng 15,5 triệu lượt người thường xuyên truy cập các trang web chứa nội dung lậu.
Lãnh đạo Cục Bản quyền tác giả kiến nghị, các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó chú trọng đến quy định về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số.
Bà Phạm Thị Kim Oanh nhấn mạnh sự cần thiết của việc nghiên cứu xây dựng Luật Bản quyền tác giả độc lập. Đây là hướng đi mà nhiều quốc gia đã thực hiện. Bà Oanh cho rằng, cần phát huy vai trò, tính chủ động của các hội, hiệp hội, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong việc thực thi, bảo vệ quyền trên môi trường số. Các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả.
“Để chống xâm phạm bản quyền, bảo hộ quyền tác giả trên không gian mạng, cần phải nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cảnh báo các doanh nghiệp không nên mua quảng cáo ở những trang web hoặc mạng xã hội vi phạm bản quyền”, bà Phạm Thị Kim Oanh nói.
Ông Soyeong Ahn, Phó trưởng phòng Hợp tác và Thương mại Văn hóa (Cục Bản quyền, Bộ VHTTDL Hàn Quốc) đề xuất, mỗi quốc gia cần có kế hoạch phối hợp toàn diện nhằm xóa bỏ việc phân phối nội dung bất hợp pháp trên môi trường số. Kế hoạch có thể xây dựng dựa trên 4 chiến lược cụ thể bao gồm tốc độ, tính nghiêm ngặt, sự hợp tác, khoa học và sự thay đổi.
Chuyên gia đến từ Hàn Quốc đề xuất Việt Nam xây dựng hệ thống tự động phát hiện, ngăn chặn các trang web bất hợp pháp, đồng thời nâng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm bản quyền.
Diễn viên người Malaysia Tăng Nhược Băng đột ngột ngã xuống khi đang cho con trai tắm, sau đó được đưa đến viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Xuất hiện tại buổi họp báo công bố chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai vào chiều 26/6, Binz nhận được nhiều câu hỏi từ báo giới liên quan đến sự việc của bạn gái Châu Bùi. Rapper cho biết vài ngày qua, anh chưa gặp trực tiếp Châu Bùi do cô đi công tác ở nước ngoài. Song Binz thường xuyên nhắn tin, nói chuyện để động viên người yêu vượt qua thời điểm khó khăn. Theo Binz, bản thân anh bức xúc khi người yêu trở thành nạn nhân bị quay lén tại...
'Lịch sử chữ quốc ngữ' của Phạm Thị Kiều Ly đoạt giải Sách Hay nhờ những tìm tòi về sự hình thành, phát triển của tiếng Việt.
Hứa Tình, nổi tiếng với vai Thánh cô trong 'Tiếu ngạo giang hồ', bị tòa buộc trả số tiền hơn sáu triệu tệ.
Chiều ngày 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp - ông Đinh Toàn Thắng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO - bà Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá Lê Thị Thu Hiền, đại diện Bộ Công an (Việt Nam) và đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, đại diện UNESCO đã chứng kiến buổi lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho Việt Nam. Sự kiện này là kết quả của...
Cùng điểm qua những tin tức sao Hoa ngữ đáng chú ý trong ngày 24/9. Cựu diễn viên TVB phải giao hàng kiếm sống qua ngày Theo tờ ifeng, mới đây, Cao Hổ, một diễn viên từng nổi tiếng với vai Hư Trúc trong Thiên long bát bộ, bị bắt gặp khi đang làm công việc giao hàng. Hình ảnh Cao Hổ trong bộ đồ giao hàng khiến nhiều người không tin vào mắt mình. “Anh trai, anh nghiêm túc đấy à?” “Khi tôi tỉnh dậy, thế giới đã thay đổi. Hư Trúc thực ra là đi giao...
Hàng loạt các trang báo Hàn Quốc đưa tin về vụ việc của Ngọc Trinh khiến cộng đồng mạng xứ Kim Chi chú ý.
Sở Văn hóa và Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ theo dõi chặt chẽ và xử lý nghiêm các cuộc thi hoa hậu đang tổ chức trên địa...
Nam ca sĩ Việt Nam thường xuyên dính các chuyện lình xình với nghệ danh Jack (J97) mới đây xuất hiện trong chiếc áo có logo của website cá cược trực tuyến.