Việt Nam dự Hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 14 tại Mỹ

13:30 14/07/2024

Tham dự hội thảo, phía Việt Nam đề cao trách nhiệm của các nước liên quan trong việc phối hợp xây dựng lòng tin, thúc đẩy các biện pháp hợp tác, bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài tại Biển Đông.

Hạ nghị sĩ Darrell Issa, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đoàn Hùng - P/v TTXVN tại Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Thủ đô Washington D.C. (Mỹ) đã tổ chức hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 14 dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tham dự hội thảo có các nhà hoạch định chính sách, quan chức trong chính quyền Mỹ, cùng nhiều chuyên gia, học giả nổi tiếng đến từ Mỹ, Canada, Anh, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Philippines, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc).

Đáng chú ý là sự hiện diện của Hạ nghị sỹ Darrell Issa thuộc đảng Cộng hòa, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ely Ratner.

Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đoàn Hùng - P/v TTXVN tại Mỹ

Đoàn Việt Nam tham dự hội thảo do Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, dẫn đầu.

Hạ nghị sĩ Darrell Issa, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đoàn Hùng - P/v TTXVN tại Mỹ

Hội thảo là cơ hội để các học giả, các nhà ngoại giao và giới nghiên cứu trên khắp thế giới thảo luận, đánh giá tình hình biển Đông thời gian gần đây, những phát triển mới từ nhiều khía cạnh địa chính trị, pháp lý, chính trị-ngoại giao, môi trường và những tác động đến tình hình Biển Đông.

Tiến sĩ Bích Trần, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đoàn Hùng - P/v TTXVN tại Mỹ

Từ đó đưa ra các khuyến nghị, đề xuất phối hợp giữa các bên liên quan nhằm ứng phó với các thách thức, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực để duy trì và bảo đảm tình hình Biển Đông một cách hòa bình và ổn định.

Các nghiên cứu được trình bày cho thấy, so với trước đây, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp.

Việc sử dụng tàu thuyền hiện đại, trang bị vệ tinh, thiết bị bay ghi hình và công bố các thông tin có lợi cho các đòi hỏi của các bên đang trở nên phổ biến.

Biển Đông được đánh giá là vấn đề quốc tế, chứa đựng nhiều rủi ro và nếu xảy ra xung đột sẽ dễ bị leo thang, mở rộng.

Vì vậy, các nước cần kiềm chế, gương mẫu, không làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Harrison Prétat, Phó Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc CSIS nhận định: “Những yêu cầu, đòi hỏi của các nước cần được giải quyết bằng các cuộc thảo luận trên bàn làm việc, chứ không phải bằng tàu thuyền và vòi rồng, không phải bằng sự hiện diện của hải quân được trang bị vũ khí.

Vì vậy, nếu chúng ta có thể chuyển từ những căng thẳng thành các vấn đề ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải là những rủi ro về an ninh, tôi cho rằng đó phải là ưu tiên số 1 của tất cả các bên.”

Theo Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn, phần trình bày của đoàn Việt Nam đã đề cao tầm quan trọng của Biển Đông đối với hòa bình, ổn định ở khu vực nói chung.

Việc duy trì hòa bình ở Biển Đông không chỉ là lợi ích của các nước ven Biển Đông, mà còn là lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, đại diện của Việt Nam cũng chia sẻ tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là trong bối cảnh có nhiều hành vi bất tuân luật pháp quốc tế không chỉ ở Biển Đông mà cả ở các khu vực khác trên thế giới.

Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đề cao trách nhiệm của các nước có liên quan trong việc cùng phối hợp xây dựng lòng tin, thúc đẩy các biện pháp hợp tác, cùng kiểm soát các nguy cơ xung đột, trước mắt là bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài tại Biển Đông.

Hội thảo diễn ra trong ngày 11/7 theo giờ Mỹ, được sự hỗ trợ của Đại sứ quán các nước Australia, New Zealand, Vương quốc Anh, Philippines, cùng với Quỹ An ninh Môi trường và Phát triển Bền vững (FESS)./.

Có thể bạn quan tâm
Mất hơn 200 năm các nhà khoa học mới có thể tái tạo loại khoáng chất này

Mất hơn 200 năm các nhà khoa học mới có thể tái tạo loại khoáng chất này

08:00 13/02/2024

Mất đến hai thế kỷ các nhà khoa học mới có thể tái tạo chúng trong phòng thí nghiệm. Thậm chí, giới chuyên gia còn đặt tên thử thách này là “Vấn đề Dolomite”, cho thấy những thách thức về khoa học khi tái tạo loại khoáng sản trong môi trường phòng lab. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science, kết quả hợp tác giữa Đại học Michigan (UM) và Đại học Hokkaido ở Sapporo, Nhật Bản, dường như đã giải quyết được câu hỏi hóc búa về địa chất này bằng...

Ukraina sử dụng “đội quân robot”, hy vọng giành lợi thế trước Nga

Ukraina sử dụng “đội quân robot”, hy vọng giành lợi thế trước Nga

12:40 03/06/2024

Trong đoạn video được máy bay trinh sát ghi lại, một robot bốn bánh của Ukraina đã xuất hiện, dừng lại trên công sự nhỏ của Nga trước khi phát...

Cách bật lọc tiếng ồn cuộc gọi trên OPPO

Cách bật lọc tiếng ồn cuộc gọi trên OPPO

06:00 13/05/2024

Tính năng 'bật lọc tiếng ồn' trên điện thoại OPPO là một công cụ quan trọng giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu tiếng ồn xung quanh trong quá trình cuộc gọi. Khi tính năng này được kích hoạt, điện thoại sẽ sử dụng các thuật toán và công nghệ xử lý âm thanh để lọc ra tiếng ồn từ môi trường xung quanh, giữ cho âm thanh trong cuộc gọi của bạn trở nên rõ ràng và mượt mà hơn. Cụ thể, tính năng này có thể nhận diện và loại bỏ các loại tiếng ồn như tiếng gió,...

Công ty Nhật Bản dự định xây thang máy vũ trụ

Công ty Nhật Bản dự định xây thang máy vũ trụ

06:40 07/06/2024

Công ty Obayashi Corporation muốn xây dựng thang máy vũ trụ sử dụng xe leo di chuyển dọc dây nối với Trái Đất để chở người và hàng hóa lên quỹ đạo và hành tinh khác.

Trung Quốc trồng thành công rau diếp và cà chua trên trạm vũ trụ Thiên Cung

Trung Quốc trồng thành công rau diếp và cà chua trên trạm vũ trụ Thiên Cung

14:40 08/11/2023

Rau diếp, cà chua bi và nhiều loại cây khác đang mọc lên trong không gian trên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc.

Thiết bị gây nhiễu wifi bị nghi liên quan tới 9 vụ trộm

Thiết bị gây nhiễu wifi bị nghi liên quan tới 9 vụ trộm

01:40 15/02/2024

Cảnh sát ở thành phố Edina, Minnesota cho rằng thiết bị gây nhiễu sóng wifi đã được sử dụng để vô hiệu hóa camera an ninh trong 9 vụ trộm.

Đường hầm dưới nước được xây như thế nào?

Đường hầm dưới nước được xây như thế nào?

04:00 02/07/2024

Theo thời gian, các kỹ sư đã phát triển nhiều phương pháp xây dựng đường hầm giúp quá trình xây dựng tiết kiệm nhân lực và an toàn hơn.

Phát hiện nhiều vi nhựa trong nước sông Sài Gòn

Phát hiện nhiều vi nhựa trong nước sông Sài Gòn

05:40 23/03/2024

Ứng dụng công nghệ phân tích hóa học phân tử kết hợp kính hiển vi quang học các nhà khoa học phát hiện mẫu nước sông Sài Gòn có nhiều vi nhựa dạng sợi và mảnh.

Mạng xã hội đang khiến giá trị nhân văn, giá trị sống bị 'ô nhiễm'

Mạng xã hội đang khiến giá trị nhân văn, giá trị sống bị 'ô nhiễm'

09:00 02/04/2023

Trong vài năm qua, những hồi chuông cảnh báo về sự vô cảm của con người khi bằng mọi cách, mọi nơi, nhanh nhất muốn phơi bày những cái xấu xí, dã man của người khác như việc đánh ghen, lột đồ, thậm chí sát hại người… lên mạng xã hội, đã được nhiều chuyên gia, báo chí truyền thông nhắc tới. Song gần đây khi hình ảnh hàng trăm người không liên quan nhưng vẫn “lao” đến đám tang của những người nổi tiếng, với sự hỉ hả, vui sướng, ồn ào… để selfie,...

Co loi xay ra
Co loi xay ra