Tỷ lệ phần trăm này so với năm 2022 tăng rất nhiều, thậm chí tăng 34% so với cách đây 6 năm. Qua đó cho thấy đa phần người trẻ Trung Quốc ngày càng sẵn lòng về nước lập nghiệp thay vì định cư nước ngoài sau khi tốt nghiệp.
Li Xueyi - một sinh viên tốt nghiệp Đại học Boston quyết định trở về Thượng Hải tìm việc làm sau 4 năm học tập, sinh sống tại Mỹ. Cô gái này cho rằng đây là quyết định sáng suốt bởi Thượng Hải là nơi sinh ra và lớn lên, cô đã quen thuộc với cuộc sống ở đây, điều này giúp bản thân tự tin hơn. "Về quê khiến tôi có cuộc sống hạnh phúc", Li Xueyi khẳng định.
Một du học sinh từng có 7 năm học cấp 3 và đại học tại Anh - Tao Wei cho biết, cô chuẩn bị lên kế hoạch về nước ngay sau khi tốt nghiệp. Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu bởi không khí trong nước khiến cô thoải mái hơn.
Tao Wei nói: "Trong thời gian học ở Anh, tôi nhận ra sự khác biệt khá lớn về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, môi trường sống... Đó là lý do tôi muốn trở về với những điều thân thuộc tại Trung Quốc”.
Từng học thạc sĩ tại Anh, Gong Miaomiao cũng có cảm nhận tương tự: “Khí hậu và chế độ ăn uống ở Anh khá khác so với ở Trung Quốc. Chi phí sinh hoạt ở Anh cũng khá cao, điều này tạo ra áp lực không nhỏ nếu cố gắng duy trì công việc tại đây".
Một du học sinh khác tại Mỹ có tên Wang Shengzi chia sẻ lý do trở về Trung Quốc vì muốn đóng góp cho sự phát triển của quê hương. “Trước khi ra nước ngoài, tôi đã nói rõ rằng sau khi học xong sẽ trở về bởi tôi tin rằng với sự phát triển nhanh chóng, đất nước sẽ cần những nhân tài ở mọi lĩnh vực học tập tại nước ngoài. Điều này cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho tôi", Wang Shengzi nói.
Theo khảo sát của trang tuyển dụng Zhaopin, 54,2% sinh viên quốc tế quay về lập nghiệp tại Trung Quốc vì cuộc sống trong nước thuận tiện hơn về mọi mặt. 44,4% trở về vì lý do kinh tế Trung Quốc đang phá triển tốt. Còn 36,4% sinh viên cho rằng cơ hội việc làm tại Trung Quốc đang rộng mở.
Một số lý do khác như chính sách với nước ngoài tại các quốc gia du học ngày càng thắt chặt (16,8%), sự thuyết phục từ gia đình và bạn bè (11,7%).
Cũng theo khảo sát của Zhaopin, lượng sinh viên trở về từ Anh đang chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,7%, tiếp theo là Australia (16,1%) và Mỹ (9,9%).
Dai Kebin, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Tongdao Liepin cho hay: "Theo dữ liệu khảo sát gần đây, những yếu tố hàng đầu mà du học sinh đánh giá cao khi lựa chọn nghề nghiệp trong nước là mức lương, vị thế công ty, gần quê hương".
Theo Dai Kebin, du học sinh có xu hướng thực dụng và lý trí khi tìm việc làm, họ không chỉ coi trọng vị thế của công ty mà còn chú ý đến môi trường làm việc, tiền lương và phúc lợi cũng như sự thoải mái. Những yếu tố này cùng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của họ. Do đó việc trở về Trung Quốc của nhiều du học sinh là điều dễ hiểu khi quốc gia này ngày càng phát triển và đáp ứng được nhiều tiêu chí do thế hệ gen Z đặt ra.
Theo Gong Miaomiao, khả năng ngoại ngữ là lợi thế để sinh viên quốc tế khi tìm việc làm. Cô gái này nói: “Khi học ở nước ngoài, bạn có thể nâng cao trình độ tiếng Anh mỗi ngày. Khi đi xin việc, một số vị trí yêu cầu ứng viên phải phỏng vấn và trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh. Đây là cơ hội để các du học sinh để phát huy tối đa lợi thế".
Đồng tình với Gong Miaomiao, Li Xueyi kể: “Có lần, tôi phỏng vấn với công ty nước ngoài. Trong cuộc phỏng vấn nhóm, chúng tôi cần phân tích các trường hợp kinh doanh và thuyết trình trước công chúng bằng tiếng Anh. Vì có kinh nghiệm khi học ở Mỹ nên tôi làm rất tốt và giành được vị trí đầu tiên”.
Năm 2023 tại Trung Quốc, ngành nghề có tốc độ tăng trưởng số người về nước cao nhất là dịch vụ du lịch với 106,3%. Sau đó là các ngành như năng lượng điện, dầu khí, hoá chất, chế tạo, sản xuất hàng không vũ trụ,...
Cơ quan chức năng quyết định kiểm tra đột xuất các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi tốt nghiệp THPT.
Sóc Trăng có 16 dự án điện gió đã được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư. Khi triển khai đầu tư các dự án này đã phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng.
'Con gái rượu' là cách gọi đầy yêu thương, trân quý và cưng chiều dành cho cô con gái bảo bối của bố mẹ. Chắc hẳn nhiều người từng thắc mắc, tại sao người xưa gọi 'con gái rượu' mà không gọi 'con trai rượu' trong khi rượu chè thường gắn với nam giới hơn là nữ nhi. Vì sao nói 'con gái rượu' mà không phải 'con trai rượu'? Nhiều người cho rằng, nguồn gốc cách gọi 'con gái rượu' có thể xuất phát từ thực tế các ông bố hay uống rượu và chỉ nhờ con gái...
Sân vận động Chi Lăng, “chảo lửa” một thời của người Đà Nẵng, đang trong tình trạng hoang phế.
Xe khách giường nằm va chạm với xe tải tại Quốc lộ 1A (đoạn qua thôn Châu Me, xã Phổ Châu, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) khiến 1 người tử vong, 4 người bị thương đang được cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định).
Một trận giông lốc lớn vừa xảy ra tại địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế làm hư hỏng nhiều phòng học, hàng trăm học sinh chưa thể trở lại lớp.
Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ viếng có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị...
TP - Trước tình trạng lũ lụt gây ngập úng tại huyện Chương Mỹ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu thành phố Hà Nội khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó.