Vì sao nhà khảo cổ chưa vào bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

08:20 06/08/2023

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những "miền đất hứa" mà các nhà khảo cổ, nhà sử học cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu muốn khám phá nhất.

Trước đó, vào năm 1974, những người nông dân ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) đã tình cờ tìm thấy một trong nhưng phát hiện khảo cổ gây chấn động nhất trong thế kỷ 20. Cụ thể, trong khi đào xới trên một cánh đồng, họ đã tìm thấy các mảnh vỡ của tượng người làm từ đất sét. Thế nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng.

Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều bức tượng chiến binh đất nung gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Các cuộc khai quật sau đó tiết lộ, cánh đồng này nằm trên nhiều cái hố chứa hàng nghìn tượng binh lính, ngựa chiến bằng đất nung được chế tác với kích thước y như thật. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy tượng của những vị quan, người biểu diễn nhào lộn và động vật.

Tính đến nay, các chuyên gia đã phát hiện ra đội quân đất nung gồm hơn 8.000 bức tượng chiến binh tại 3 hố đất cách vị trí lăng mộ Tần Thủy Hoàng khoảng 1,6 km về phía đông bắc. Nhiệm vụ của đội quân này dường như là để bảo vệ cho lăng mộ của Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Các nhà khảo cổ ngạc nhiên khi thấy các bức tượng đất nung được chế tác vô cùng sống động và có kích cỡ giống người thật.

Trên thực tế, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã khám phá phần lớn khu nghĩa địa xung quanh. Tuy nhiên, lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng lại chưa bao giờ được mở ra. Hơn 2.000 năm qua, dường như chưa có ai từng nhìn vào bên trong lăng mộ khổng lồ này, kể từ khi vị hoàng đế này được chôn cất.

Một trong những lý do quan trọng và có ý nghĩa quyết định là các nhà khảo cổ lo ngại việc tiến hành khai quật có thể khiến lăng mộ Tần Thủy Hoàng bị hư hại, đồng thời làm mất đi những thông tin lịch sử quan trọng. Bởi hiện tại, nếu như muốn tiến sâu vào lăng mộ, các chuyên gia chỉ có thể sử dụng những kỹ thuật khảo cổ xâm lấn và nhiều khả năng sẽ gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được.

Một trong những minh chứng rõ ràng nhất chính là đợt khai quật thành Troy của nhà khảo cổ Heinrich Schliemann vào những năm 1870. Vì vội vàng và suy nghĩ đơn giản nên hành động của vị chuyên gia này đã phá hủy gần như mọi dấu vết của thành phố mà ông muốn khám phá. Đương nhiên, các nhà khảo cổ chắc chắn sẽ không muốn trở nên mất kiên nhẫn và mắc phải sai lầm tương tự.

Các nhà khảo cổ đã từng đề xuất sử dụng các kỹ thuật không xâm lấn nhằm quan sát bên trong ngôi mộ. Theo đó, một trong những ý tưởng nổi bật là sử dụng hạt muon, một sản phẩm hạ nguyên tử hình thành khi tia vũ trụ va chạm với những nguyên tử ở trong khí quyển Trái Đất. Hạt muon có thể xuyên qua những cấu trúc như một dạng tia X tiên tiến. Thế nhưng, hầu hết những đề xuất này dường như đều đang bị chậm triển khai.

Đâu là "cạm bẫy" đáng sợ nhất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng được cho là có chứa nhiều thủy ngân và các "cạm bẫy" chết người.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc cố tình mở hầm mộ trung tâm, nơi đặt hài cốt của hoàng đế Tần Thủy Hoàng, cũng có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm chết người. Theo ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên vào khoảng 100 năm sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, hầm mộ của vị hoàng đế nổi tiếng có chứa nhiều cạm bẫy để đoạt mạng bất kỳ kẻ xâm nhập nào.

Sử gia Tư Mã Thiên viết: "Các cung điện, tháp ngắm cảnh cho hàng trăm viên quan đã được xây dựng, và lăng mộ chứa đầy những đồ vật quý hiếm và kho báu tuyệt vời. Những người thợ thủ công được lệnh làm nỏ và tên để bắn bất cứ ai bước vào lăng mộ. Thủy ngân được dùng để mô phỏng các con sông, sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và biển lớn. Chúng được thiết lập để chảy một cách cơ học ".

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một bí ẩn chưa thể giải mã đối với các nhà khảo cổ và giới khoa học.

Ngay cả khi các loại vũ khí, bẫy ngầm không còn hoạt động hiệu quả sau hơn 2.000 năm, nhưng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn chứa một trữ lượng thủy ngân lỏng khổng lồ có thể lấy mạng những người cả gan xâm phạm nơi yên nghỉ của hoàng đế. Trên thực tế, các nhà khoa học đã kiểm tra xung quanh hầm mộ và phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn đáng kể so với mức nên có tại một vùng đất thông thường. Điều này cho thấy ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên là có cơ sở.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature vào năm 2020, các chuyên gia cho biết, thủy ngân dễ bay hơi và có thể thoát ra ngoài thông qua các vết nứt (xuất hiện bên trong cấu trúc theo thời gian) và cuộc điều tra này càng củng cố cho các ghi chép cổ xưa về hầm mộ trung tâm. Đây là nơi được cho là chưa từng bị cướp phá hay mở ra.

Đến nay, lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn còn là một bài toán "nan giải" đối với các chuyên gia, giới khoa học. Lăng mộ vẫn niêm phong và chưa từng được mở ra. Trong thời gian tới, với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, có thể sẽ giúp các chuyên gia khám phá và giải mã những bí ẩn vẫn còn nằm nguyên vẹn trong lăng mộ này suốt hơn 2.000 năm.

Có thể bạn quan tâm
Sau bữa tiết canh dê, một người tử vong

Sau bữa tiết canh dê, một người tử vong

06:40 07/05/2024

Sau khi ăn cỗ có món tiết canh dê, một người đàn ông tử vong, 18 người khác sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng.

Du hành về làng quê Việt xưa qua những trang văn Băng Sơn

Du hành về làng quê Việt xưa qua những trang văn Băng Sơn

14:30 21/06/2024

Cuốn sách nhỏ nhắn 'Ngàn mùa hoa' của cố nhà văn Băng Sơn vừa tái bản, đưa người đọc du hành về làng quê Việt những năm 70, 80 của thế kỷ trước với bao dân dã thân thương nay đã xa ngái...

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới trao giải cho tám dự án nghệ thuật của Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới trao giải cho tám dự án nghệ thuật của Việt Nam

06:20 06/09/2024

Tám dự án nghệ thuật sáng tạo, quảng bá di sản và văn hóa dân tộc, hay hướng tới cộng đồng, bảo vệ sinh thái… đã được trao giải thưởng của dự án Âm thanh tình anh em: Khám phá tài năng sáng tạo, trong đó có cô gái khiếm thị Nguyễn An Như.

Khai mạc “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì

Khai mạc “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì

21:50 16/09/2023

Chương trình 'Qua những miền di sản ruộng bậc thang' Hoàng Su Phì 2023 là một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu, mang đậm bản sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

Lễ hội bánh mì đông khách, nhưng sức mua giảm

Lễ hội bánh mì đông khách, nhưng sức mua giảm

08:20 23/05/2024

Lễ hội bánh mì lần hai có lượng khách tăng 50% so với năm ngoái, nhưng sức mua tại nhiều tiệm lâu năm giảm một nửa.

Thứ Ba 21/5: Cự Giải trưởng thành về nhận thức, Sư Tử cần tăng tốc

Thứ Ba 21/5: Cự Giải trưởng thành về nhận thức, Sư Tử cần tăng tốc

01:00 21/05/2024

Cự Giải hôm nay trưởng thành hơn về mặt nhận thức; Bò Cạp có xu hướng nhìn đời khá tích cực; Xử Nữ cần cố gắng để thích ứng với sự thay đổi.

Thanh niên Long An ra quân hưởng ứng Tháng Thanh niên 2023

Thanh niên Long An ra quân hưởng ứng Tháng Thanh niên 2023

20:30 26/02/2023

Ngày 26/2, Tỉnh Đoàn Long An tổ chức Lễ khởi động và ra quân hưởng ứng Tháng Thanh niên 2023, với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, thanh niên.

Hồ hởi ngày tựu trường trên huyện đảo Trường Sa

Hồ hởi ngày tựu trường trên huyện đảo Trường Sa

15:30 05/09/2023

Hòa trong không khí khai giảng năm học mới trên mọi miền Tổ quốc, thầy giáo Cao Văn Truyền cùng nhiều giáo viên và học sinh các trường tiểu học trên huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) quyết tâm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, phấn đấu 100% học sinh có học lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt.

Đoàn viên thanh niên Công an Kiên Giang kịp thời hiến máu cứu người

Đoàn viên thanh niên Công an Kiên Giang kịp thời hiến máu cứu người

15:20 20/08/2024

Nhận được thông tin có trường hợp đang cần truyền máu cấp cứu, hai đoàn viên thanh niên Công an tỉnh Kiên Giang nhanh chóng đến bệnh viện hiến máu cứu người.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới