Vì sao đề xuất nghỉ phép chăm con bắt buộc của Hàn Quốc gây tranh cãi?

09:00 06/11/2023

Theo đề xuất, chế độ nghỉ phép chăm con ở Hàn Quốc được thực hiện sau khi người lao động kết thúc thời gian nghỉ thai sản và không cần sự chấp thuận của bên sử dụng lao động.

Khoa sơ sinh tại bệnh viện sản ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Theo Thời báo Hàn Quốc, việc Chính phủ nước này thúc đẩy áp dụng chế độ nghỉ phép chăm con bắt buộc đang gây ra nhiều tranh cãi.

Thiếu thực tế?

Theo luật hiện hành, tại Hàn Quốc, lao động nữ được hưởng chế độ nghỉ thai sản 90 ngày, trong khi lao động nam có vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép 10 ngày.

Thời gian nghỉ chăm con có thể lên tới 1 năm cho cả lao động nam và nữ (sẽ tăng lên thành 1 năm rưỡi vào năm tới) và nhân viên có thể chọn thời điểm nghỉ chăm sóc con cho đến trước khi con của họ được 8 tuổi.

Các bố mẹ đưa con đi dạo tại Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo chính sách mới do Ủy ban Tổng thống về Chính sách Dân số và Xã hội Lão hóa Hàn Quốc đề xuất, chế độ nghỉ phép chăm con được thực hiện sau khi người lao động kết thúc thời gian nghỉ thai sản và không cần sự chấp thuận của bên sử dụng lao động.

Nhưng chế độ nghỉ phép chăm con này đang bị đánh giá là phi thực tế bởi điều kiện của các công ty và người lao động không giống nhau. Không chỉ thế, người lao động có thể bị giảm đáng kể thu nhập khi nghỉ chăm sóc con và không phải ai cũng muốn nghỉ chăm con ngay sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản.

Một bà mẹ 37 tuổi, làm nhân viên văn phòng ở Seoul, cho biết: “Tôi muốn nghỉ chăm sóc con khi con trai tôi vào lớp 1, vì tôi nghĩ rằng một đứa trẻ cần có mẹ nhất vào giai đoạn đó. Mỗi bậc phụ huynh ở vào một hoàn cảnh khác nhau và sẽ có suy nghĩ khác nhau. Ý tưởng buộc phải nghỉ chăm con ngay sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản là không thực tế."

Một cặp đôi chụp ảnh bên hoa anh đào nở rộ ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một quan chức của Ủy ban Tổng thống về Chính sách Dân số và Xã hội Lão hóa Hàn Quốc cho biết sở dĩ Ủy ban đề xuất chính sách này là vì hiện nay, một số chủ doanh nghiệp vẫn gây khó dễ hoặc ép người lao động phải nghỉ việc khi họ xin nghỉ chăm con, hoặc gạt đi cơ hội thăng tiến của họ.

Theo khảo sát năm 2021 của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc (MOEL), có đến 34,2% nhân viên cho biết họ gặp khó khăn khi xin nghỉ phép để chăm sóc con do áp lực từ sếp của họ.

Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Hàn Quốc cũng cho biết tỷ lệ lao động nữ và nam nghỉ chăm sóc con lần lượt là 21,4% và 1,3%. Tỷ lệ này là thấp nhất trong số các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có công bố thông tin liên quan.

Shin Yoon-jeong, nhà nghiên cứu tại Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc, cho rằng: "Chính phủ Hàn Quốc cần đưa ra chính sách cho phép các bậc cha mẹ lựa chọn nghỉ phép chăm con mà không gặp bất kỳ khó khăn nào và các công ty chấp nhận điều đó."

Chế độ nghỉ phép chăm con có góp phần tăng tỷ lệ sinh?

Việc thúc đẩy chính sách mới có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong bối cảnh người dân Hàn Quốc ngày càng có xu hướng miễn cưỡng sinh con do thu nhập bị giảm đi trong thời gian nghỉ chăm sóc trẻ. Người lao động nhận được 80% mức lương thông thường khi họ nghỉ chăm sóc con cái.

Theo Cơ sở Dữ liệu Gia đình của OECD, tính đến năm 2022, trợ cấp nghỉ phép chăm sóc con chỉ chiếm 44,6% thu nhập của người lao động. Điều đó có nghĩa là khoản trợ cấp ít hơn một nửa so với thu nhập ban đầu.

Ngoài ra, nếu chính sách trên dẫn đến số lượng người lao động nghỉ phép chăm con tăng nhanh thì sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho quỹ bảo hiểm việc làm.

Có ý kiến cho rằng chế độ nghỉ phép chăm con bắt buộc có thể khiến người sử dụng lao động do dự trong việc tuyển dụng lao động ở độ tuổi sinh nở và điều này cũng không giúp tăng tỷ lệ sinh của Hàn Quốc, vốn đang ở mức thấp.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSTAT), tỷ lệ sinh tại nước này năm 2022 ở mức thấp chưa từng có. KOSTAT cho biết có tổng cộng 249.000 trẻ chào đời trong năm 2022, giảm 4,4% so với mức ghi nhận năm 2021.

Tỷ lệ sinh tại Hàn Quốc đã giảm trong một thời gian dài do các cặp vợ chồng trẻ trì hoãn hoặc không sinh con trong bối cảnh suy thoái kinh tế và giá nhà cao.

Năm ngoái, độ tuổi trung bình của các sản phụ tại nước này là 33,5 tuổi, tăng 0,2 tuổi so với năm 2021. Phụ nữ sinh con đầu lòng ở độ tuổi trung bình là 33; sinh con thứ hai và thứ ba lần lượt ở độ tuổi 34,2 và 35,6 tuổi.

Báo cáo của KOSTAT cho thấy trong năm 2022, trung bình cứ 1.000 phụ nữ Hàn Quốc cuối lứa tuổi 20 chỉ có khoảng 24 người sinh con, giảm 3,5 người so với năm 2021. Trái lại, ở cuối độ tuổi 30, con số này năm 2022 là 44 người, tăng 0,5 so với một năm trước đó.

KOSTAT cho biết thêm rằng 31,5% số cặp vợ chồng mới cưới sinh con đầu lòng trong vòng 2 năm.

Theo kết quả một khảo sát do hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) công bố hồi tháng 2/2023, chỉ có 4% phụ nữ độc thân ở độ tuổi 20 và đầu độ tuổi 30 tại Hàn Quốc cho rằng việc kết hôn và sinh con là cần thiết.

Khảo sát cũng chỉ ra 12,9% nam giới độc thân trong cùng độ tuổi đồng ý rằng kết hôn và sinh con là việc cần làm với phụ nữ. Khoảng 53,2% người được hỏi là nữ giới tin rằng kết hôn và sinh con không quan trọng với phụ nữ, trong khi tỷ lệ có câu trả lời tương tự ở nam giới là 25,8%.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, dân số Hàn Quốc được dự báo sẽ giảm từ 52 triệu người hiện nay xuống 38 triệu người vào năm 2070 trong bối cảnh nhiều người dân nước này không muốn kết hôn.

Những năm vừa qua, Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách nhằm đối phó với tỷ lệ sinh thấp và tình trạng già hóa dân số. Tuy nhiên, thay vì được cải thiện, vấn đề tỷ lệ sinh thấp lại đang ngày một trở nên nghiêm trọng hơn, được cho là vấn đề xã hội lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.

Có thể bạn quan tâm
Nghi vấn lộ đề thi lớp 10: Xử lí thế nào để học sinh không chịu thiệt?

Nghi vấn lộ đề thi lớp 10: Xử lí thế nào để học sinh không chịu thiệt?

06:30 10/06/2023

Từ vụ nghi vấn lộ đề thi tuyển sinh lớp 10 ở tỉnh Kon Tum, nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về quy trình bảo mật đề thi hiện nay...

Đường dây mỗi tháng làm giả 5.000 loại giấy tờ giả

Đường dây mỗi tháng làm giả 5.000 loại giấy tờ giả

13:00 09/11/2023

Lê Minh Luân cùng đồng phạm mỗi tháng làm giả 5.000 giấy phép lái xe, căn cước công dân, các loại bằng cấp.

Phụ huynh ở Nghệ An khóc vì trường không cho con thi vào lớp 10 công lập

Phụ huynh ở Nghệ An khóc vì trường không cho con thi vào lớp 10 công lập

11:40 11/05/2024

Nghệ An - Nhiều phụ huynh tại huyện Nghi Lộc bức xúc, có người đã khóc vì con học lớp 9 bị nhà trường không cho thi vào lớp 10...

Bộ Giáo dục: Dùng IELTS xét tuyển lớp 10 gây mất công bằng

Bộ Giáo dục: Dùng IELTS xét tuyển lớp 10 gây mất công bằng

06:20 28/02/2024

Việc ưu tiên học sinh có IELTS vào lớp 10 tạo ra sự bất bình đẳng, bởi không phải ai cũng có điều kiện học và thi chứng chỉ này, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Danh sách 201 điểm thi lớp 10 ở Hà Nội

Danh sách 201 điểm thi lớp 10 ở Hà Nội

06:30 31/05/2023

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023-2024, Hà Nội tổ chức 201 điểm thi, đặt tại các trường THPT và THCS.

Chiến thuật biến môn Ngữ văn thành môn gỡ điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chiến thuật biến môn Ngữ văn thành môn gỡ điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

10:00 24/02/2023

Ngữ văn là môn học duy nhất thi theo hình thức tự luận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì vậy học sinh nên xây dựng chiến thuật ôn thi...

Mỹ: Xả súng tại bang Mississippi khiến 6 người thiệt mạng

Mỹ: Xả súng tại bang Mississippi khiến 6 người thiệt mạng

06:30 18/02/2023

Vụ xả súng xảy ra tại một cửa hàng và 2 ngôi nhà ở Arkabutla, một cộng đồng bao gồm chưa đầy 300 người nằm cách phía Nam thành phố Memphis (bang Tennessee) khoảng 64km.

WHO cảnh báo Gaza cận kề 'thảm họa y tế'

WHO cảnh báo Gaza cận kề 'thảm họa y tế'

21:30 31/10/2023

WHO cảnh báo Gaza cận kề 'thảm họa y tế', trong bối cảnh các khu vực trú ẩn quá tải, hạ tầng nước và vệ sinh bị hư hại.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tỉnh Lạng Sơn năm 2023, đạt 2 điểm/môn là đỗ

Điểm chuẩn vào lớp 10 tỉnh Lạng Sơn năm 2023, đạt 2 điểm/môn là đỗ

06:40 06/07/2023

Ngày 5.7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường THPT công lập năm học 2023 - 2024 trên địa bàn.

Co loi xay ra
Co loi xay ra