Vấn nạn mất đồ ở chung cư ngày cận Tết

06:10 06/02/2024

Mua 50 kg gạo ăn Tết, nhờ người giao hàng gửi ở quầy lễ tân, một ngày sau chị Huyền Thương xuống lấy thì gạo đã "không cánh mà bay".

"50 kg gạo trị giá 1,8 triệu đồng là số tiền không nhỏ", Thương, 33 tuổi, sống ở một chung cư trên đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy nói.

Cô quyết định đề nghị an ninh tòa nhà kiểm tra camera. Sau hơn 6 tiếng ngồi xem video, họ phát hiện lúc 22h ngày 23 tháng Chạp có một người đàn ông bê số gạo về nhà.

Dù có hình ảnh trích xuất từ camera, người này nhất định chối. Đến khi Thương trình bằng chứng khẳng định bao gạo là của mình người đàn ông mới nhận "xách nhầm" và "cứ tưởng quà biếu nên vác về".

Sáng 26 Tết, chị Thùy Liên, lễ tân một tòa trong khu chung cư của Huyền Thương treo thông báo "Ban quản lý không nhận trông giữ đồ cho cư dân. Đồ để ở sảnh mất cư dân tự chịu trách nhiệm". Lý do vì tình trạng mất trộm đồ đang diễn ra "nhiều đến mức báo động". Khu này có bốn tòa, chỉ trong vài ngày cuối tuần cả bốn phát đi thông báo mất những món đồ lớn, giá trị cao.

Chị Liên nghĩ cần phải cảnh báo cư dân mạnh mẽ hơn. Trước đây cư dân ít khi để hàng hóa ở sảnh hoặc lễ tân nên họa hoằn mới có một trường hợp thất lạc. Từ sau rằm tháng Chạp, dưới sảnh tòa nhà la liệt các thùng to nhỏ, không khác gì kho hàng. Một phần do mua cầu mua sắm Tết nhiều, phần khác vì nhiều người bận bịu không xuống lấy đồ. Thậm chí không ít gia đình quên luôn đồ, những ngày sau mới xuống tìm.

"Chính những lý do này tạo cơ hội cho kẻ gian lợi dụng", cô nói.

Khảo sát của VnExpress tại một số chung cư ở huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Hoài Đức hay các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Hà Đông cũng ghi nhận tình trạng mất trộm đồ để ở sảnh tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên Đán. Hầu như ngày nào trên các nhóm hội cư dân lại có người đăng tìm đồ thất lạc.

Tuần trước, Mỹ Linh, 35 tuổi, ở chung cư thuộc quận Hoàng Mai cũng mất bộ mỹ phẩm trị giá gần một triệu đồng để trong tủ ở sảnh chung cư. Chị đã đăng bài trong nhóm cư dân tìm kiếm, hy vọng có người cầm nhầm nhưng bặt vô âm tín.

Linh cũng cho biết từ giữa tháng Chạp đến nay trong nhóm cư dân đã có bốn bài đăng tìm đồ ship bị mất, hiện chưa tìm thấy. "Trước đây hầu như không có tình trạng này", cô nói.

Tại chung cư của anh Tuấn Hưng ở quận Nam Từ Liêm cũng gia tăng mất đồ. Người đàn ông 45 tuổi cho biết trước chỉ thi thoảng mới thấy một vụ, nhưng hai tuần này có tới ba người kêu bị mất hàng đặt trên bàn ở sảnh chính.

Ngoài các gói hàng có giá trị, mấy hôm trước khu anh Hưng cũng vừa bắt được một người đàn ông đang trộm túi gà luộc kèm xôi làm đồ cúng. Theo bộ phận an ninh, người này sống bên ngoài nhưng nhiều lần đến chung cư để trộm đồ. Nhớ được dáng người nên lần này bảo vệ đang nhìn camera thì phát hiện được và bắt trực tiếp. Đơn vị cũng đã chụp ảnh, đăng thông tin lên hội nhóm cư dân để cảnh báo.

Ông Phan Minh Châu, tổ trưởng Tổ dân phố số 4 tại Khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, cho biết chỉ trong vài tuần qua đơn vị cũng ghi nhận một số trường hợp mất trộm đồ ship tại sảnh chung cư. Tuy nhiên, do chung cư không có khu vực để đồ cố định, không có sự quản lý của bảo vệ nên mất cắp khó tránh khỏi. "Trong các trường hợp này chỉ cư dân tự thỏa thuận với người giao hàng hoặc chấp nhận mất", ông Châu nói.

Để đồ ở sảnh là tình trạng phổ biến của các chung cư vì sự tiện lợi. Một khảo sát với độc giả VnExpress với câu hỏi "Bạn có thường gửi hàng ở sảnh chung cư đang ở?", 60% nói thường xuyên, 18% thỉnh thoảng.

Một khảo sát khác với hơn 1.000 độc giả, có 70% cho biết chung cư họ sống từng xảy ra tình trạng mất đồ gửi ở sảnh, trong đó 33% thường xuyên mất đồ.

Hiểu rõ các rủi ro có thể gặp phải khi cư dân có ý định đặt bàn để đồ ship chung, một vị tổ phó dân phố tại Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai cho biết từ khi dịch vụ giao hàng phát triển ban quản lý tòa nhà đã yêu cầu cư dân không gửi đồ ship tại khu vực lễ tân, bảo vệ để đảm bảo mỹ quan tại sảnh, tránh tình trạng mất trộm. Các hộ gia đình có thể chủ động xuống lấy, nhờ người nhận hộ, chọn giao hàng đến nơi làm việc (trong giờ hành chính) hoặc thương lượng về giờ giao hàng từ trước, tránh phiền phức.

"Bảo vệ hay lễ tân có nhiệm vụ khác, không thể nào chỉ ngồi cả ngày để trông đồ shipper gửi đến, nên không thể đẩy trách nhiệm này cho họ được", người này nói.

Đồng quan điểm, anh Chu Hưng Giáp, trưởng ban quản lý tại một chung cư ở huyện Hoài Đức, Hà Nội nói rằng tình trạng cầm nhầm đồ hoặc mất đồ của các cư dân chung cư ngày càng phổ biến khi dịch vụ giao hàng phát triển. Tuy nhiên, bản quản lý tòa nhà hay bảo vệ không có trách nhiệm kiểm soát các món hàng khi được giao đến, dễ tạo ra các lỗ hổng khiến kẻ gian lợi dụng.

Để tránh tình trạng mất cắp, cầm nhầm đồ diễn ra, một năm trước, chung cư của anh Giáp đã lắp đặt tủ đồ miễn phí, camera tại sảnh chính của các tòa nhà. Ban quản trị cũng yêu cầu bảo vệ trực 24/24, yêu cầu cư dân khi lấy đồ buộc phải bỏ khẩu trang để xác minh danh tính.

"Từ khi áp dụng biện pháp mới, chúng tôi gần như không nhận thông tin phản ánh mất cắp đồ của cư dân", anh Hưng nói.

Theo lễ tân Thùy Liên, tình trạng mất đồ ở sảnh ngoài do kẻ gian lợi dụng, một phần khác còn do nhầm lẫn hoặc tìm không kỹ, nhiều trường hợp cô phải tìm cho cư dân. Những ngày qua trong các nhóm cư dân ở đây, các trưởng tòa, trưởng tầng tăng cường nhắc nhở các gia đình trong khu nên tự bảo quản tài sản cẩn thận.

"Tốt nhất thời điểm này cư dân nên tự bảo quản đồ, đặc biệt các đồ có giá trị. Nếu có để ở sảnh, cần nhờ bảo vệ hoặc lễ tân và lấy ngay khi về nhà", Liên nói.

Với gia đình Huyền Thương, do phải đi truy tìm tung tích 50 kg gạo khiến gia đình cô phải làm lễ cúng ông Táo muộn. Sự việc lần này khiến cô nhận ra hành động của mình có thể vô tình khiến người khác nảy lòng tham.

"Đây là bài học nhắc mình cẩn thận với tài sản, nhất là tài sản lớn cần lấy trực tiếp chứ không ỷ lại sảnh tòa nhà", Thương cho biết.

Quỳnh Nguyễn - Phan Dương

* Tên một số nhân vật đã thay đổi.

Có thể bạn quan tâm
Hội chứng nguy hiểm mới có thể liên quan Covid-19

Hội chứng nguy hiểm mới có thể liên quan Covid-19

15:20 13/05/2024

Chứng rối loạn tự miễn hiếm gặp, gây tử vong cho 8 người vùng Yorkshire, Anh, có thể liên quan đến Covid-19.

Số ca sốt xuất huyết ở Huế tăng gấp 5 lần cùng kỳ

Số ca sốt xuất huyết ở Huế tăng gấp 5 lần cùng kỳ

10:50 17/08/2024

Ngày 16.8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đầu năm đến nay, địa phương ghi nhận gần 900 ca bệnh sốt xuất huyết.

Cận cảnh đình thần An Khánh 300 năm tuổi sau phục dựng

Cận cảnh đình thần An Khánh 300 năm tuổi sau phục dựng

00:00 05/05/2023

Đình thần An Khánh (khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) được phục dựng với chi phí hơn 129 tỉ đồng, là công trình lưu giữ nhiều giá trị văn hóa.

Gần 800 tình nguyện viên ở Khánh Hòa 'phủ xanh' các điểm thi

Gần 800 tình nguyện viên ở Khánh Hòa 'phủ xanh' các điểm thi

05:50 28/06/2024

Trong chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2024, tuổi trẻ Khánh Hòa triển khai 90 đội hình hỗ trợ, tiếp sức, nước, bút… cho thí sinh.

Tuổi Trẻ tiếp sức đến trường tân SV Tây Bắc: Góp cho đời người tốt, bớt đi người mất phương hướng

Tuổi Trẻ tiếp sức đến trường tân SV Tây Bắc: Góp cho đời người tốt, bớt đi người mất phương hướng

16:00 14/10/2024

Từ nhiều vùng đồi núi các tỉnh thành Tây Bắc, các tân SV khó khăn đã tụ hội về thành phố Điện Biên Phủ trong tiết trời se lạnh để nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ năm 2024.

Đồng Nai phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ hai

Đồng Nai phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ hai

08:00 12/10/2023

Trung tâm Y tế Biên Hòa ghi nhận người đàn ông 33 tuổi làm thợ chụp ảnh tự do, mắc bệnh đậu mùa khỉ nhưng chưa rõ nguồn lây.

Nếu em là 'người đàn bà cũ', anh càng trân trọng

Nếu em là 'người đàn bà cũ', anh càng trân trọng

06:20 17/09/2024

Tôi sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh, là mẫu đàn ông tình cảm, biết quan tâm gia đình, làm việc nhà, nấu ăn được.

Đến Côn Đảo thăm nơi ra đời bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”

Đến Côn Đảo thăm nơi ra đời bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”

07:40 02/08/2023

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được Phan Châu Trinh sáng tác trong thời gian bị cầm tù tại trại giam Phú Hải, Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng...

Phụ nữ chưa an toàn, Ấn Độ biểu tình 'như cháy rừng'

Phụ nữ chưa an toàn, Ấn Độ biểu tình 'như cháy rừng'

21:40 28/08/2024

Cái chết của nữ bác sĩ ở Ấn Độ dẫn đến làn sóng biểu tình vì quyền phụ nữ và an toàn trong ngành y tế suốt ba tuần qua, đồng thời nhắc lại vấn nạn đã âm ỉ suốt nhiều năm tại quốc gia tỉ dân này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới