Ông Doãn Văn Phương từng giữ nhiều chức vụ tại FLC, cưới vợ hoa hậu và hiện đang bỏ trốn. CQĐT đã xác minh nhiều nơi nhưng chưa có kết quả.
Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 51 bị can trong vụ thao túng thị trường chứng khoán liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Ông Doãn Văn Phương (SN 1977, quê Thanh Hóa) khi đang ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn FLC được giao thêm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Faros các giai đoạn.
Với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty Faros, từ 28/5/2015- 9/11/2019, ông Phương đã chỉ đạo các thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và các cá nhân thuộc công ty này thực hiện một số hành vi:
Ông Doãn Văn Phương giữ nhiều trọng trách tại hệ sinh thái FLC. |
Chỉ đạo việc ban hành các nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống, hạch toán kế toán, hợp thức việc góp vốn và sử dụng vốn góp khống, lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký, đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu, tương đương 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty Faros; để ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Chỉ đạo và trực tiếp ký các tờ trình, biên bản, nghị quyết của HĐQT để ra chủ trương về việc tăng vốn và đăng ký niêm yết cổ phiếu của Faros; trực tiếp ký hồ sơ, chứng từ khống để hợp thức hạch toán kế toán cho việc góp vốn khống tại Faros.
Ông Phương cũng ký các tài liệu để làm hồ sơ gửi Vụ giám sát Công ty đại chúng đề nghị đăng ký công ty đại chúng, đề nghị Trung tâm lưu ký cho đăng ký và lưu ký chứng khoán, đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Faros với giá trị vốn góp không đúng thực tế.
Trình bày lý do giúp cựu Chủ tịch FLC, cả ông Sinh và Trà đều cho rằng vì có mối quan hệ quen biết với ông Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương.
Nâng khống giá trị góp vốn
Kết luận điều tra bổ sung cũng chỉ ra rằng, với danh nghĩa cá nhân, ông Phương đã ký hợp đồng ngày 19/5/2015 với nội dung: Nhận chuyển nhượng 675 ngàn cổ phần của Nguyễn Văn Mạnh tại Công ty Faros nhưng không phát sinh thanh toán để đứng tên làm cổ đông góp vốn.
Sau khi trở thành cổ đông góp vốn, từ ngày 27/5/2015- 12/11/2015, ông Phương ký khống 4 giấy tờ nộp tiền góp vốn khống và 2 ủy nhiệm chi khống để em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế dùng làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền hợp thức làm tăng khống vốn góp mang tên Doãn Văn Phương tại Faros từ 675 triệu đồng, tương đương 675 ngàn cổ phần lên thành hơn 77 tỷ đồng, tương đương hơn 7,7 triệu cổ phần.
Trước khi niêm yết, ông Phương đã trả lại hơn 7,7 triệu cổ phần cho ông Trịnh Văn Quyết bằng hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng ngày 28/1/2016 nhưng không phát sinh thanh toán tiền. CQĐT cho rằng, ông Phương được hưởng lợi 500 ngàn cổ phiếu với giá trị phát hành là 5 tỷ đồng.
Ngày 29/8/2016, ông Phương đăng ký lưu ký tại tài khoản chứng khoán mang tên Doãn Văn Phương. Năm 2017 và 2018, ông Phương được trả cổ tức thêm 160 ngàn cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu ông này sở hữu lên 660 ngàn cổ phiếu.
Trong 2 ngày 6/5/2020 và 11/5/2020, tài khoản chứng khoán của ông Phương bán toàn bộ 660 ngàn cổ phiếu, thu hơn 2,3 tỷ đồng.
Kết quả điều tra cho thấy, ông Doãn Văn Phương đã cùng Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống giá trị góp vốn tại Công ty Faros, đăng ký niêm yết và bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Theo CQĐT, hành vi của ông Phương đã đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4, Điều 174 BLHS năm 2015, đồng phạm với vai trò tổ chức thực hiện, giúp sức tích cực cho ông Trịnh Văn Quyết.
Quá trình điều tra, ông Phương đã bỏ trốn, nhưng CQĐT xác định được, ngày 27/3/2022, ông Doãn Văn Phương xuất cảnh đi Vương quốc Anh.
Năm 2017, khi bước sang tuổi 40, ông Phương được báo chí nhiều lần nhắc tên khi cưới vợ hoa hậu.
Có mặt tại 'phố vàng' Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong những ngày gần đây, thực trạng giả danh đại lý của thương hiệu lớn để bán...
Trong văn bản Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình báo chí phản ánh để có giải pháp xử lý phù hợp. Trường hợp vượt thẩm quyền, các bộ, ngành cần báo cáo Thủ tướng xem xét, chỉ đạo. Trước đó, báo Tiền Phong có bài 'Doanh nghiệp Việt phá giá, giành đơn xuất khẩu...
Ông Hồ An Tập - chủ tòa nhà đẹp nhất Cà Mau - đồng ý nộp hơn 8 tỷ đồng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để không phải phá bỏ căn nhà xây sai phép, dù chỉ 2 tháng trước ông viện lý do không có tiền để không chấp hành quyết định của chính quyền TP. Cà Mau.
Tại phiên tòa xử đại án 'chuyến bay giải cứu', bị cáo Lê Hồng Sơn, giám đốc Công ty Blue Sky từng hối lộ để được cấp phép bay, đã nói ra thực tế phũ phàng: 'Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho, nạn nhân của văn hóa phong bì'.
Nhiều người có các khoản thu nhập vãng lai nhỏ nhận thông báo yêu cầu kê khai thuế bổ sung và truy thu, phạt, tính tiền chậm nộp số tiền khủng.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn hệ thống Agribank đã dành trên 220 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, qua đó thể hiện truyền thống “tương thân tương ái”, nghĩa cử cao đẹp của Ngân hàng vì cộng đồng.
Những năm qua, hình ảnh tỉnh Bắc Giang phát triển giàu đẹp, văn minh đã được quảng bá rộng rãi đến các đối tác, nhà ngoại giao, kiều bào tiêu biểu. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội kết nối, hợp tác về thương mại, đầu tư…
Theo ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, các hãng hàng không thời gian qua đã nỗ lực để phục hồi khai thác, nhưng những khó khăn nội tại vẫn là rào cản lớn để các hãng có thể phục hồi lại như thời điểm trước dịch. Những tác động chi phí đầu vào gia tăng, biến động quy mô tàu bay gây áp lực lên giá vé máy bay nội địa vào giai đoạn cao điểm.
Doanh thu các đơn vị báo chí đang suy giảm, trong đó phần lớn đài truyền hình đều không khai thác hết thời lượng quảng cáo mỗi ngày.