Trước đó, báo Tiền Phong có bài "Doanh nghiệp Việt phá giá, giành đơn xuất khẩu gạo?" phản ánh về việc một số doanh nghiệp Việt trả giá thầu thấp để trúng đơn hàng xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia.
Cụ thể, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố thông tin nhập khẩu gạo tháng 5 của nước này. Kết quả cho thấy trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu có 90.000 tấn đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời trúng thầu 2 lô với khối lượng 60.000 tấn, mức giá 563 USD/tấn, thấp nhất trong số các đơn vị trúng thầu (giảm tới 16 USD so với giá chào ban đầu 579 USD/tấn).
Công ty Thuận Minh (trúng thầu 30.000 tấn), là đơn vị có giá chào thấp nhất trong số các doanh nghiệp dự thầu (chỉ 564,5 USD/tấn). Nếu so giá gạo trúng thầu với giá gạo nội địa do Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố 587 USD/tấn, giá trúng thầu của Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời thấp hơn đến 24 USD/tấn, còn Công ty Thuận Minh thấp hơn 22,5 USD/tấn.
Trong khi đó, khối lượng 60.000 tấn còn lại thuộc các doanh nghiệp sử dụng nguồn gạo từ Pakistan và Myanmar có giá trúng thầu từ 621,5 - 629 USD/tấn. Doanh nghiệp giảm giá gạo nhiều nhất so với giá chào thầu cũng chỉ 4 USD/tấn. Đối thủ xuất gạo lớn nhất của Việt Nam là Thái Lan có mức giá chào thầu thấp nhất cũng 649 USD/tấn. Trong đó, hai doanh nghiệp Thái khác lần lượt có giá chào thầu là 656,5 và 658,5 USD/tấn.
Đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt trúng 2/3 gói thầu xuất khẩu 500.000 tấn gạo sang thị trường Indonesia nhờ lợi thế về giá. Giá thầu mà các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra cao nhất đợt này là 660 USD/tấn (C&F - tính cả phí vận chuyển), mức thấp nhất 653 USD/tấn.
Trong số nửa triệu tấn gạo này, các công ty trúng thầu gồm: Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Quốc Tế Gia Corp, Công ty CP Xuất nhập khẩu Kiên Giang (KiGiMex), Công ty Cổ phần thực phẩm thiên nhiên King Green, Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH Phát Tài, VinaFood 1, VinaFood 2...
Sáng 15-8, sẽ diễn ra chương trình “Tiếp sức nhà nông” trao vốn cho 40 nông dân xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn).
Đắk Nông là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên hoàn thiện hồ sơ và đủ điều kiện để Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030. Tỉnh này tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bôxít - nhôm và sau nhôm của cả nước.
Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Trong số ra mới đây, Tạp chí The Diplomat (Australia) đã nêu ra 3 chủ đề kinh tế đáng chú ý trong năm 2024 tại Đông Nam Á.
TP - Theo các chuyên gia, nhà đầu tư, giá đất cao gấp 7-8 lần giá khởi điểm là bất thường. Khả năng cao sẽ có một số trường hợp bỏ giá cao rồi bỏ cọc nhằm tạo sóng 'lùa gà'.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, UBND TPHCM, Vinataba… và các bộ ngành khẩn trương thực hiện đầy đủ, dứt điểm các nội dung kết luận về sai phạm tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, trong đó có khu đất 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM).
Lần đầu tiên tại Việt Nam, Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm sẽ được tổ chức với tên gọi Triển lãm Quốc tế về Giải pháp văn phòng thông minh, Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm (VietOffice 2024), từ 22-24/5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội (ICE) - 91 Trần Hưng Đạo, TP. Hà Nội.
Trước nguy cơ gián đoạn vận hành hệ thống truyền tải 500kV Thuận Nam, Trung Nam cho rằng 'doanh nghiệp không còn cách nào khác, phải kêu cứu'.
Hiện tại, phần lớn nông dân đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu. Tuy nhiên, các thương lái vẫn đi khắp nơi tìm mua, thậm chí đặt cọc trước...