Tuyển sinh ĐH năm 2024: Chọn học chuyên sâu hay học rộng?

07:50 11/03/2024

TP - Dù chưa đăng kí thi tốt nghiệp THPT nhưng phụ huynh, thí sinh đã rất quan tâm đến ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp đại học (ĐH). Đặc biệt là cơ hội trúng tuyển những ngành học yêu thích.

Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, chương trình Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2024 do báo Tuổi trẻ TPHCM phối hợp cùng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tại Hải Dương, Hải Phòng đã thu hút sự quan tâm của trên 1 vạn thí sinh và phụ huynh.

Tại đây, nhóm ngành được thí sinh quan tâm nhất là Sức khỏe, An ninh, Quốc phòng, Ngôn ngữ. Khác với những năm trước, năm nay nhóm ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Thí sinh tham gia chương trình Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp để tìm hiểu thông tin ngành nghề, cơ hội trúng tuyển ĐH. Ảnh: Nghiêm Huê

Thí sinh tham gia chương trình Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp để tìm hiểu thông tin ngành nghề, cơ hội trúng tuyển ĐH. Ảnh: Nghiêm Huê

Tuy vậy, ghi nhận từ những thắc mắc của thí sinh có thể thấy, dù năm nay xét tuyển nhưng các em vẫn còn mông lung về ngành nghề đào tạo của các trường ĐH. Trước những băn khoăn của thí sinh, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lí đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, thí sinh nên lựa chọn ngành học rộng để có nền tảng vững chắc, trước khi đi sâu một nhánh nào đó.

Để thực hiện lộ trình này, thí sinh nên tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo muốn học. Khi làm được điều này, thí sinh có kiến thức nền tảng tốt, từ đó có thể chuyển sang các “nhánh” khác nhau của ngành để học một cách dễ dàng hơn.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết trong số các ngành kinh tế, có khoảng 50% các ngành, chuyên ngành làm lẫn việc của nhau. Ví dụ, sinh viên lựa chọn ngành học Quản trị kinh doanh, hay học ngành Makerting có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. “Nhưng để có thể “nhảy việc” ở nhiều nhánh trong khối ngành kinh tế, các em cần có nền tảng kiến thức chung vững chắc”, ông Triệu nói.

“Tôi cho rằng thí sinh nếu có điều kiện thì học hơn 1 ngành để có nhiều năng lực cốt lõi ứng phó với bối cảnh mới. Trong đó, thí sinh cần có năng lực công nghệ khi lựa chọn học bất cứ ngành nào. Nếu thí sinh không có điều kiện học nhiều ngành thì nên trang bị thêm 1 chứng chỉ đủ mạnh để có cơ hội việc làm tốt hơn”.

Bà Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội

Do chưa tìm hiểu được kĩ về ngành Ngôn ngữ nên có khá nhiều thí sinh băn khoăn khi muốn lựa chọn học ngành này. Bà Hiền khẳng định, quan điểm về học ngôn ngữ hiện nay của thí sinh và nhiều người chưa thật chuẩn xác. Bà Hiền nêu một ví dụ, một sinh viên đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS 8.0 liệu có đủ năng lực để tranh tụng bằng tiếng Anh trong một phiên tòa quốc tế hay không?

Theo bà Hiền, câu trả lời sẽ là không vì để làm được việc đó, sinh viên phải có ít nhất 2 năng lực là ngoại ngữ giao tiếp và kiến thức ngành luật, thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh. Bởi thế trong bối cảnh hiện nay, những học sinh muốn theo đuổi ngành Ngôn ngữ cần tìm hiểu và lựa chọn một lĩnh vực ứng dụng ngôn ngữ cụ thể.

Chọn đúng mã ngành mong muốn

Một trong những điểm đáng lưu ý khi thí sinh tham gia xét tuyển, đó là nắm chắc các khái niệm trong tuyển sinh. Ghi nhận từ trao đổi của thí sinh với các chuyên gia tuyển sinh tại chương trình tư vấn cho thấy, thí sinh còn khá mơ hồ về các khái niệm này.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho hay, trong đề án tuyển sinh của các cơ sở giáo dục ĐH có các phương thức xét tuyển tên na ná nhau, thí sinh rất dễ nhầm lẫn như xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, ưu tiên xét tuyển thẳng.

Ông Hùng nhấn mạnh, tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT là dành cho những thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế. Nhưng mỗi trường lại có một quy định khác nhau. Ví dụ, Trường ĐH Y Hà Nội chỉ tuyển thẳng ở ngành Y khoa đối với những thí sinh đoạt giải Nhất môn Toán, Lý, Hóa, Sinh. Những ngành khác lại tuyển thẳng tới những thí sinh đoạt giải 3 trở lên.

Các trường khác thì lại tuyển thẳng những thí sinh đoạt giải khuyến khích trở lên. Những thí sinh đủ điều kiện tuyển thẳng chắc chắn trúng tuyển ngành mong muốn. Còn ưu tiên xét tuyển thẳng thì phần lớn các trường ĐH dành cho học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế như SAT, ACT... Những thí sinh trong diện này đủ điều kiện xét tuyển nhưng được xét theo độ dốc đến khi đủ chỉ tiêu.

PGS.TS Vũ Thị Hiền cho rằng, thí sinh và phụ huynh đang nhầm lẫn nghề nghiệp của nhóm ngành Kinh tế và nhóm ngành Kinh doanh - Quản lí.

Theo bà Hiền, phụ huynh, thí sinh nghĩ tốt nghiệp ngành Kinh tế sẽ làm về kinh tế. Nhưng thực chất đây là ngành đào tạo về nghiên cứu, phân tích chính sách kinh tế. Còn để làm được kinh tế thì phải học nhóm ngành Kinh doanh - Quản lí. Vì vậy khi đăng kí xét tuyển, thí sinh phải chọn đúng mã ngành mong muốn.

Có thể bạn quan tâm
Xuất bản lần thứ 9 sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Xuất bản lần thứ 9 sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

22:30 03/05/2024

Chiều 3.5, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Bộ Quốc phòng điều chuyển nguyên trạng Sư đoàn 306 về Quân khu 1

Bộ Quốc phòng điều chuyển nguyên trạng Sư đoàn 306 về Quân khu 1

20:00 01/08/2023

Trung tướng Nguyễn Hồng Thái - Tư lệnh Quân khu 1 - đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa Quân khu 1 và Quân đoàn 2, thực hiện...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN đang ở tâm điểm vòng xoáy cạnh tranh nước lớn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN đang ở tâm điểm vòng xoáy cạnh tranh nước lớn

22:00 05/09/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để ASEAN giữ vững vai trò trung tâm, câu trả lời duy nhất là phát huy sức mạnh tự thân, củng cố đoàn kết nội khối.

Chặng đường 75 năm của NATO: Từ chiến tranh Lạnh đến xung đột Nga - Ukraine

Chặng đường 75 năm của NATO: Từ chiến tranh Lạnh đến xung đột Nga - Ukraine

14:30 05/04/2024

Ngày 3-4, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kỷ niệm cột mốc 75 năm thành lập trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine đang ngày một căng thẳng và đe dọa hòa bình khu vực.

Vụ sập trần tại trường học Trung Quốc: Đã giải cứu được tám người

Vụ sập trần tại trường học Trung Quốc: Đã giải cứu được tám người

21:40 23/07/2023

Vụ sập trần xảy ra chiều 23/7 tại một trường học ở Đông Bắc Trung Quốc khiến nhiều người bị mắc kẹt, nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Đề thi Toán Hà Nội in mờ: Sở GD&ĐT Hà Nội chấp nhận 2 đáp án

Đề thi Toán Hà Nội in mờ: Sở GD&ĐT Hà Nội chấp nhận 2 đáp án

21:30 12/06/2023

Liên quan đến sự việc phụ huynh phản ánh, đề thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội bị in mờ, chiều 12/6, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thông tin chấp nhận 2 đáp án.

Người dân không vào bến, đổ ra đường hành xác, chờ đón xe đi nghỉ lễ 30.4

Người dân không vào bến, đổ ra đường hành xác, chờ đón xe đi nghỉ lễ 30.4

20:00 28/04/2023

TP Hồ Chí Minh – Thay vì vào trong bến ngồi máy lạnh chờ đến giờ lên xe, rất nhiều người dân lại chọn cách đổ ra đường, đội nắng...

Xả rác ngập tràn hai bên cao tốc Dầu Giây đến Vĩnh Hảo: Trích xuất camera phạt nguội, được không?

Xả rác ngập tràn hai bên cao tốc Dầu Giây đến Vĩnh Hảo: Trích xuất camera phạt nguội, được không?

13:00 23/02/2024

Liên quan đến vụ rác ngập tràn hai bên tuyến cao tốc từ Dầu Giây đến Vĩnh Hảo, bạn đọc đề nghị đã đến lúc phải dùng biện pháp mạnh là trích xuất camera phạt nguội.

Vụ phường phải bồi thường vì giữ xe trái luật: Trước mắt ứng ngân sách, ai sai phải hoàn lại

Vụ phường phải bồi thường vì giữ xe trái luật: Trước mắt ứng ngân sách, ai sai phải hoàn lại

17:40 04/03/2024

Vụ việc Tuổi Trẻ Online đăng tải về chiếc xe phường giữ trái luật giờ như đống sắt vụn vì phải phơi nắng mưa đang được nhiều bạn đọc quan tâm.

Co loi xay ra
Co loi xay ra