Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

07:45 24/10/2024

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) - viện nghiên cứu chính sách độc lập của Mỹ đưa ra những phân tích, nhận định về tác động của bầu cử Mỹ tới tình hình bán đảo Triều Tiên.

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ
Hai ứng viên tổng thống Mỹ có xu hướng lập trường và chính sách khác biệt trong xử lý quan hệ với Hàn Quốc và Triều Tiên. (Nguồn: BBC)

CSIS khẳng định, không nơi nào tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ có thể tạo ra tác động lớn như ở bán đảo Triều Tiên, vốn có thể dẫn tới những thay đổi mang tính chiến lược trong toàn khu vực.

Chia rẽ tiềm ẩn

Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump thường có thành kiến với những đối tác có thặng dư thương mại với Mỹ nhưng lại chi tiêu quốc phòng thấp hơn, mà ông coi đây hành động “ăn bám” khi lệ thuộc vào "chiếc ô an ninh" của Washington. Nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng, Hàn Quốc có thể rơi vào tầm ngắm chỉ trích vì hai lý do.

Thứ nhất, Seoul có thặng dư thương mại 44,5 tỷ USD với Washington, con số dự kiến tăng kỷ lục vào năm 2024. Thứ hai, mặc dù Hàn Quốc chi 2,8% GDP cho quốc phòng, nhưng theo quan điểm của ông Trump, lượng ngân sách này vẫn chưa đủ, khi nước này chỉ cung cấp khoảng 1 tỷ USD hằng năm cho chi phí đồn trú của 28.500 binh sĩ Mỹ tại xứ sở kim chi.

Trong thời gian tại nhiệm, ông Trump từng yêu cầu Seoul tăng gấp 5 lần khoản đóng góp, khơi mào cho một khủng hoảng nội bộ liên minh. Do đó, hoàn toàn để ngỏ khả năng cựu Tổng thống Mỹ áp đặt chính sách tương tự nếu tái đắc cử.

Theo dữ liệu do Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc công bố, trong 3 năm qua, các công ty nước này đã đầu tư ít nhất 79 tỷ USD vào các ngành công nghiệp quan trọng với Mỹ, chẳng hạn như chip cao cấp và chuyển đổi năng lượng sạch. Hơn nữa, Seoul còn góp công xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất của Washington ở nước ngoài, chi trả gần 90% trong tổng mức phí 10,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, ông Trump vẫn coi Hàn Quốc là đối thủ cạnh tranh thương mại và là kẻ "ăn bám" trong lĩnh vực an ninh. Theo đó, ứng viên đảng Dân chủ có thể áp dụng mức thuế từ 10-20% đối với Hàn Quốc và thậm chí chấm dứt hiệp định thương mại tự do song phương (KORUS).

Mặt khác, nếu Phó Tổng thống Kamala Harris đắc cử, bà có thể sẽ kế thừa nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm nhằm củng cố năng lực răn đe hạt nhân, đồng thời tìm cách đẩy mạnh quan hệ ba bên với Nhật Bản theo tinh thần nêu tại Hội nghị thượng đỉnh Trại David năm 2023. Bên cạnh đó, ứng viên đảng Dân chủ có thể muốn thắt chặt mạng lưới liên minh khu vực Đông Bắc Á thông qua mở rộng hoạt động tập trận quân sự, đồng thời nâng cao vai trò của Seoul trong chương trình nghị sự về Ukraine, Đài Loan (Trung Quốc), NATO, AUKUS và G7. Ngược lại, ông Trump sẽ ít lưu tâm tới các cuộc tập trận quân sự vốn bị coi là tốn kém, trừ khi các đối tác tài trợ chi phí tham gia cho quân đội Mỹ.

Chính sách an ninh kinh tế được dự báo tiếp tục là trọng tâm trong nhiệm kỳ của chính quyền tới. Các cựu quan chức dưới thời ông Trump không phản đối biện pháp an ninh kinh tế của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden trong giảm rủi ro và bảo vệ chuỗi cung ứng đất nước. Dễ hiểu vì ông Trump được xem là “kiến trúc sư” khởi xướng chính sách này thông qua các sáng kiến như Mạng lưới Điểm xanh (nhằm đối trọng Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc) và Mạng lưới Sạch (nhằm giải quyết sự xâm nhập của Trung Quốc vào hệ thống mạng 5G).

Hàn Quốc và Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng nhằm nâng cao năng lực tự vệ. (Nguồn: Reuters)
Quan hệ Mỹ-Hàn được dự báo gặp nhiều khó khăn nếu ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng. (Nguồn: Reuters)

Đối thoại hay răn đe?

Chính quyền Mỹ sắp tới sẽ phải đối diện với một Triều Tiên sở hữu năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mạnh mẽ. Theo các nghiên cứu của CSIS, Bình Nhưỡng có xu hướng hành xử quyết đoán hơn trong các năm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ, gieo rắc thử thách để răn đe đời chính quyền mới.

Song hai ứng viên tổng thống sẽ áp dụng lập trường phản ứng khác nhau trong xử lý quan hệ với Triều Tiên.

Bà Harris có thể vừa tăng cường biện pháp trừng phạt, vừa để ngỏ cơ hội đối thoại. Bà cũng sẽ tập trung củng cố liên minh ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời gây áp lực buộc Trung Quốc làm cầu nối cho các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.

Ngược lại, ông Trump có thể sẽ muốn xây dựng quan hệ gần gũi với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cũng như vận động Bình Nhưỡng tuân thủ lệnh cấm vĩnh viễn thử nghiệm hạt nhân và phóng ICBM.

Trước tình hình trên, trung tâm CSIS đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho Tổng thống Mỹ sắp tới.

Thứ nhất, ưu tiên phát triển năng lực răn đe cho liên minh song phương và ba bên, trong đó Washington và Seoul nên có lập trường thống nhất cao đối với vấn đề khu vực và quốc tế, đồng thời Mỹ cần nâng cao quan hệ đối tác với cả Philippines và Australia trước bối cảnh Triều Tiên và Nga ký kết thỏa thuận an ninh mới.

Thứ hai, xem xét sửa đổi chính sách thương mại, trong đó Mỹ nên có cách tiếp cận sáng tạo về thương mại, tích hợp các ưu đãi tiếp cận thị trường và biện pháp giảm rủi ro cho các nước gặp khó khăn kinh tế. Với Hàn Quốc - một trong những nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ trong số các đồng minh, Washington cần tránh phản ứng gay gắt và nên khuyến khích Seoul phát triển chuỗi cung ứng, tăng xuất khẩu và đầu tư vào các bang của Mỹ nhằm tạo công ăn việc làm và cải thiện tăng trưởng kinh tế.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Trợ lý ông Biden đau đầu đối phó video cắt ghép 'rẻ tiền'

Trợ lý ông Biden đau đầu đối phó video cắt ghép 'rẻ tiền'

08:40 21/06/2024

Phe Dân chủ đau đầu tìm cách xử lý những video cắt ghép 'rẻ tiền' về ông Biden đang lan truyền trên mạng và được phe Cộng hòa dùng để công kích Tổng thống.

Núi lửa Indonesia phun cột tro bụi 3.000 m

Núi lửa Indonesia phun cột tro bụi 3.000 m

19:20 03/12/2023

Một ngọn núi lửa ở miền tây Indonesia phun trào, tạo ra cột tro bụi cao khoảng 3.000 m, khiến chính quyền phải phát cảnh báo.

Ngoại trưởng Mỹ - Trung gặp mặt, cảnh báo nguy cơ quan hệ 'lao dốc'

Ngoại trưởng Mỹ - Trung gặp mặt, cảnh báo nguy cơ quan hệ 'lao dốc'

11:50 26/04/2024

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi người đồng cấp Mỹ giải quyết bất đồng đang gia tăng giữa hai nước để tránh nguy cơ quan hệ song phương tồi tệ hơn.

Palestine đạt thắng lợi quan trọng, Đại hội đồng LHQ ra 'tối hậu thư' cho Israel, Mỹ chỉ cơ hội tốt nhất để ổn định Trung Đông

Palestine đạt thắng lợi quan trọng, Đại hội đồng LHQ ra 'tối hậu thư' cho Israel, Mỹ chỉ cơ hội tốt nhất để ổn định Trung Đông

10:00 19/09/2024

Ngày 19/9, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) gồm 193 quốc gia đã thông qua Nghị quyết yêu cầu Israel trong vòng 12 tháng phải chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.

Iran nâng cấp UAV tự sát Shahed-136

Iran nâng cấp UAV tự sát Shahed-136

11:30 23/11/2023

Iran ra mắt phiên bản nâng cấp của Shahed-136, loại UAV tự sát Nga được cho là sử dụng tại Ukraine, với động cơ phản lực và các hệ thống dẫn đường mới.

Tin thế giới 28/2: Mỹ dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, NATO đang tạo lý do cho Nga hành động? Anh-Đức tính toán làm điều này ở Triều Tiên

Tin thế giới 28/2: Mỹ dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, NATO đang tạo lý do cho Nga hành động? Anh-Đức tính toán làm điều này ở Triều Tiên

23:10 28/02/2024

Các nước NATO tiếp tục phản ứng về vấn đề gửi quân đến Ukraine, đàm phán Armenia-Azerbaijan, tình hình bán đảo Triều Tiên và Trung Đông, bầu cử Mỹ... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Thái Lan tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thái Lan tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

17:40 24/07/2024

Tình cảm và sự kính trọng của Lãnh đạo, nhân dân Thái Lan và kiều bào tại đất nước chùa tháp nói lên rất nhiều điều về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của chúng ta.

Tổng thống Biden không muốn cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến xung đột, Bắc Kinh hướng tới sự chung sống hòa bình lâu dài

Tổng thống Biden không muốn cạnh tranh Mỹ-Trung dẫn đến xung đột, Bắc Kinh hướng tới sự chung sống hòa bình lâu dài

10:45 17/11/2024

Cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu thế giới diễn ra 2 tháng trước khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm tới.

Ukraine tuyên bố đạt bước tiến ở tỉnh Kursk

Ukraine tuyên bố đạt bước tiến ở tỉnh Kursk

08:50 17/08/2024

Tư lệnh Ukraine cho biết quân đội nước này đã tiến thêm 1-3 km ở một số khu vực tại tỉnh Kursk, trong ngày thứ 11 của chiến dịch.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới