Trong vụ việc tài xế xe khách nghi bị đánh hội đồng, nguyên nhân vụ việc khá… đơn giản: Do đi trên đường cao tốc nên tài xế không thể dừng lại cho hành khách đi vệ sinh. Khi xe dừng lại, một nhóm người lao lên xe, đánh liên tiếp vào đầu, mặt của tài xế. Nhóm người này quát mắng tài xế đã không dừng xe theo yêu cầu của nữ hành khách. Được biết, tài xế này phải nghỉ việc 4, 5 ngày để nghỉ ngơi, đến bệnh viện giám định thương tích.
Vụ shipper tại Quảng Ngãi bị 2 người là vợ chồng đánh tàn nhẫn, bị gãy cả 2 tay cũng khiến dư luận phẫn nộ. Nạn nhân kể do mâu thuẫn tiền công vận chuyển 30.000 đồng đã bị vợ chồng thủ phạm tấn công chừng 15 phút, trong đó chịu hơn 20 cú phang gậy sắt.
Điểm chung của 2 sự việc này là các nạn nhân đều là những người lao động phổ thông.
Bên cạnh cần lên án cách hành xử dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, thì cũng cần loại bỏ thái độ không tôn trọng những người lao động phổ thông.
Từ trước đến nay, nhiều trường hợp là lao động phổ thông trong quá trình làm việc đã bị đánh đập, gây thương tích. Nhẹ hơn thì là những lời xúc phạm, không tôn trọng.
Tôi nhớ có lần đi viết bài về công nhân vệ sinh, có người kể, ngoài công việc vất vả, nguy cơ bị nhiễm bệnh, thì điều họ rất buồn là nhiều người không tôn trọng những người làm nghề quét rác này. “Có lần tôi còn bị một người đi đổ rác gọi là “rác ơi”. Lần khác, có người, thay vì để rác vào thùng tử tế, thì vứt rác rất sỗ sàng ngay trước mặt tôi” - một nhân vật mà tôi từng phỏng vấn chia sẻ.
Đó là những nỗi buồn, nỗi khổ tâm mà nhiều người làm nghề tay chân phải gánh chịu. Họ phải chịu đựng thái độ không tôn trọng, thậm chí khinh miệt của không ít người.
Làm nghề lao động phổ thông cũng cần được tôn trọng như những người làm nghề trí óc. Một người làm nghề tay chân nhưng chăm chỉ, hoàn thành tốt công việc của mình, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, không gian dối còn đáng trân trọng hơn rất nhiều người làm những nghề nghe sang hơn, nhưng lại lợi dụng nghề nghiệp, vị trí để mưu lợi bằng gian dối…
Nếu có được sự tôn trọng đối với những người làm lao động chân tay, nếu không có “thói quen” giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, thì hành xử của những người trong 2 sự việc trên sẽ văn minh hơn và sẽ không xảy ra những hậu quả đáng tiếc: Nạn nhân bị thương tích còn thủ phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, bị pháp luật trừng trị...
Từ ngày thành lập, suốt 35 năm qua, mỗi nhà giàn DK1 là một cột mốc chủ quyền và là điểm tựa để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển
Quảng Trị - Sau phản ánh của Báo Lao Động, chủ đầu tư dự án thành phần cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đã chôn lại cọc giải phóng...
Ngày lễ kỷ niệm 90 năm thành lập trường, nhiều thế hệ học sinh, giáo viên đã đến 'Niệm sư từ' thắp nhang. Ngôi miếu nhỏ nằm ngay góc bên phải phía sau cổng Trường THPT Hùng Vương, quận 5, TP.HCM.
Bão tan, hàng trăm chiếc thuyền ở cảng cá Thọ Quang khẩn trương ra khơi. Nhiều ngư dân kiếm tiền triệu với những mẻ cá đầy.
Dương Nhật Bảo đục tường nhà tạm giam rồi bỏ trốn đến nhiều nơi, 18 năm sau trở về nhà thăm người thân thì bị công an phát hiện bắt giữ.
Ngày 11/9, TAND tỉnh Gia Lai đưa vị cựu hiệu phó này và chồng cũ ra xét xử sơ thẩm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Che giấu tội phạm. Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Đỗ Thị Minh Huệ (sinh năm 1979, tên gọi khác là Đỗ Trúc Anh, quê tỉnh Hưng Yên; sống ở TP Pleiku), nguyên Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Tự Trọng, thuộc xã Ia Dêr, huyện Ia Grai và Trần Phú Quý (sinh năm 1969, quê Nam Định) làm việc ở Trường Chính trị tỉnh Gia Lai. Đây là...
N. cùng bạn gái đứng trên cây cầu để nói chuyện, hai người cãi nhau và bất ngờ N. nhảy cầu xuống sông tự tử.
Ngày 22-5, tại Trường Đại học Nam Cần Thơ đã diễn ra lễ ký kết và ra mắt mô hình “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên không gian mạng trong sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ”.
Sơn La - Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ nghi đầu độc vào thức ăn học sinh ở huyện Mai Sơn. Hiện, Công an huyện đã...